Van đảo chiều là gì và có cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao? là những thắc mắc của khá nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu và lựa chọn van đảo chiều để sử dụng. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng giải đáp chi tiết tất cả các thắc mắc này. Cùng theo dõi nhé!

Van đảo chiều là gì?

Van đảo chiều hay còn được gọi là van điện từ, đây là loại van có trạng thái đóng và mở van được dùng để điều tiết lưu lượng khí nén đi vào hệ thống có nhiệm vụ đóng mở và chuyển đổi điều hướng lưu lượng khí nén đi qua van. Van đảo chiều có nhiều loại, thường sẽ là van điện từ khí nén được điều khiển bởi đầu coil điện là việc với hai mức điện áp chính là 24V, 220V (đặc biệt 230V),…

Van đảo chiều thường được dùng nhiều trong các hệ thống khí nén giúp điều chỉnh lưu lượng khí nén dễ dàng hơn. Van được sản xuất từ nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài loan, Châu Âu,…

Van đảo chiều là gì

Tìm hiểu về van đảo chiều – Cấu tạo của van đảo chiều (Ảnh: Internet)

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của van đảo chiều

Cấu tạo của van đảo chiều

  • Tín hiệu tác động
  • Nối với nguồn khí nén
  • Khí nén đi ra
  • Nòng van
  • Thân van
  • Xả khí
  • Lò xo
  • Đầu coil điện

Nguyên lý làm việc của van đảo chiều

Vậy nguyên lý làm việc của van đảo chiều là gì? Van đảo chiều có nhiều loại, mỗi loại có thiết kế khác nhau với nhiều cửa và vị trí như van đảo chiều 3/2, 4/2, 5/2,… Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động chung của van là khi chưa có tín hiệu vào cửa cuối thì cửa đầu sẽ bị chặn, các cửa còn lại sẽ nối với nhau ngược lại khi cấp tín hiệu vào (tác động khí nén) thì nòng van sẽ dịch sang phía bên phải, hai cửa đầu nối với nhau và cửa thứ tiếp bị chặn,…

Các loại van đảo chiều phổ biến

Van đảo chiều 2/2

Van đảo chiều 2/2 là loại van có 2 cửa và 2 vị trí, trong đó có 1 cửa vào và 1 cửa ra.

Nguyên lý hoạt động:

Tác động cơ học – đầu dò: Van đảo chiều 2/2 có hai cửa là P và R, hai vị trí là 0 và 1. Nếu đầu dò tác động vào, ở vị trí 0 van sẽ được chuyển sang vị trí 1, khi đó cửa P và R sẽ được nối với nhau. Khi đầu dò không còn tác động, van sẽ trở lại vị trí ban đầu do lực nén của lò xo.

Khi chịu tác động cơ hoặc điện từ, cửa số 1 sẽ mở, khí sẽ đi vào từ cửa 1 và thoát ra ở cửa 2.

Các loại van đảo chiều phổ biến

Van đảo chiều 2/2 là gì (Ảnh: Internet)

Van đảo chiều 3/2

Van đảo chiều 3/2 là loại van có 2 vị trí với 3 cổng, trong đó 1 cổng nguồn cấp khí, 1 cổng làm việc và 1 cổng xả khí.

Nguyên lý hoạt động của van 3/2:

Tác động cơ học – đầu dò: Van sẽ có 3 cửa là P, A và R, hai vị trí 0, 1. Ở vị trí 0: cửa P sẽ bị chặn, cửa A sẽ nối với cửa R. Nếu đầu dò tác động vào từ vị trí 0, van sẽ chuyển sang vị trí 1, khi ấy cửa P nối với A và cửa R sẽ bị chặn. Khi đầu dò không tác động nữa, van sẽ trở về vị trí ban đầu bằng lực nén của lò xo.

Van trượt đảo chiều 3/2 tác động bằng tay khi dịch chuyển ống lót sang vị trí A, khi đó cửa P nối với A, cửa R sẽ bị chặn. Khi dịch chuyển ống lót sang vị trí B, cửa A sẽ nối với R và cửa P bị chặn.

Khi van đóng, cửa số sẽ bị đóng, cửa số 2 và 3 sẽ thông nhau.

Khi van mở, cửa số 1 sẽ thông với cửa số 2 để thông khí.

Các loại van đảo chiều phổ biến 2

Van đảo chiều 3/2 là gì (Ảnh: Internet)

Van đảo chiều 4/2

Loại tiếp theo khi tìm hiểu các loại van đảo chiều là gì chính là loại van 4/2. Đây là loại van có 2 vị trí và 4 cửa, trong đó cửa số 1 là cửa vào của nguồn khí, cửa số 2 và 4 là cửa làm việc còn cửa số 3 là cửa xả khí.

Nguyên lý hoạt động của van 4/2:

Ỏ vị trí 0: cửa P sẽ nối với cửa B còn cửa A nối với cửa R. Khi dòng điện đi vào cuộn dây, van sẽ chuyển sang vị trí 1, cửa A khi đó sẽ nối với cửa P, cửa B nối với cửa R.

Van đảo chiều xung 4/2 tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi từ từ hai phía của nòng van: Hai nòng van được khoan lỗ có đường kính 1mm và thông với cửa P. Khi có áp suất ở cửa P, dòng khí nén điều khiển sẽ đi vào cả hai phía đối diện của nòng van qua lỗ và nòng van ở vị trí cân bằng. Khi cửa X là cửa xả khí thì nòng van sẽ được chuyển sang vị trí B, cửa P nối với A và cửa B nối với R. Khi cửa X ngừng xả khí, vị trí của nòng van vẫn ở vị trí B, chừng nào chưa có tín hiệu xả khí ở cửa Y.

Khi chịu tác động của cơ hoặc nhiệt, cửa van số 1 sẽ được mở ra, khi đó lương khí sẽ đi vào từ cửa 2, qua quá trình xử lý khí sẽ được trở lại ở cửa số 4 và xả ra ngoài qua cửa số 3. Van 4/2 thường là các van tác động đơn.

Các loại van đảo chiều phổ biến 3

Van đảo chiều 4/2 là gì (Ảnh: Internet)

Van đảo chiều 5/2

Van đảo chiều 5/2 là loại van tác động đơn có 5 cửa và 2 vị trí, trong đó, cửa số 1 là cửa cấp khí, cửa 2 và 4 là cửa làm việc còn cửa 3 và 5 là cửa xả khí.

Nguyên lý làm việc của van 5/2:

Van 5/2 còn được gọi là van điện từ, Solenoid Valve hay van đảo chiều. Khi tác động nguồn điện 24V hoặc 220V sẽ tạo ra từ trường tác ra tác động đóng mở từ các ô cửa.

Van đảo chiều xung 5/2 tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi ra từ hai phía nòng van. Nguyên tắc hoạt động tương tự với van đảo chiều 4/2, tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi ra từ hai phía của nòng van.

Trạng thái ban đầu, cửa 1 đang thông với cửa 2, cửa 4 thông với cửa 5 còn cửa số 3 bị chặn lại.Khi điện tác động, từ trường kéo lò lo khiến lò xo đẩy cửa 1 thông với cửa 4, cửa 2 thông với của 3 còn cửa 5 bị đóng lại.

Các loại van đảo chiều phổ biến 4

Van đảo chiều 5/2 là gì – Van đảo chiều là gì (Ảnh: Internet)

Van đảo chiều 5/3

Van đảo chiều 5/3 hay còn gọi là van điện từ (Solenoid Valve), đây là loại van có 3 vị trí và 5 cửa. Trong đó, cửa số 1 là cửa nguồn khí, cửa 2 và 4 là cửa làm việc, cửa 3 và 5 là cửa thoát khí.

Nguyên lý hoạt động của van 5/3:

Các loại van đảo chiều phổ biến 5

Van đảo chiều 5/3 là gì (Ảnh: Internet)

Ưu nhược điểm của van đảo chiều là gì?

Ưu điểm của van đảo chiều

  • Điều khiển chính xác: Van đảo chiều có khả năng điều khiển áp suất và luồng khí chính xác nên nó được dùng rộng rãi trong các ứng dụng cần có độ chính xác cao như hệ thống điều hòa không khí, thiết bị chăm sóc sức khỏe.
  • Tính linh hoạt: Van đảo chiều có thể được điều khiển từ xa bằng điện áp, được kết nối với các bộ điều khiển tự động để thực hiện các chức năng tự động giúp tính linh hoạt và hiệu suất của hệ thống tăng lên.
  • Độ bền cao: Van đảo chiều được thiết kế để có thể chịu được nhiệt độ và áp suất cao, do đó nó có độ tin cậy và độ bền cao, giúp giảm thiểu sự cố hư hỏng và tăng tuổi thọ cho hệ thống.
  • Tiết kiệm năng lượng: Van đảo chiều giúp tiết kiệm năng lượng bởi nó chỉ mở hoặc đóng khi cần thiết. Khi van đóng lại luồng khí sẽ bị chặn và không làm thất thoát năng lượng.
  • Dễ sử dụng và bảo trì: Van đảo chiều có thiết kế đơn giản, dễ dàng sử dụng và bảo trì. Vì thế nó được dùng rộng rãi trong các ứng dụng khác nhau và đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau.

Nhược điểm của van đảo chiều

Nhược điểm của van đảo chiều là gì là điều mà nhiều người quan tâm mặc dù nó có nhiều ưu điểm.

  • Giá thành: Van đảo chiều có giá thành cao hơn những loại van khác bởi tính chất kỹ thuật và vật liệu chế tạo.
  • Độ trễ: Van đảo chiều có thể có độ trễ khi hoạt động bởi thời gian cần thiết để tạo ra lực từ và điều khiển van mở hoặc đóng. Trong nhiều ứng dụng cần độ chính xác cao, độ trễ này có thể gây ra các vấn đề về hiệu suất hoạt động.
  • Không điều khiển được dòng chảy lớn: Van đảo chiều bị giới hạn về khả năng điều khiển dòng chảy lớn. Vì thế nó thường được dùng trong các hệ thống có áp suất trung bình hoặc thấp.
  • Cần nguồn điện: Van đảo chiều cần có nguồn điện để hoạt động, vì thế có thể gây ra các vấn đề liên quan đến độ ổn định và bảo trì của nguồn điện.

Ưu nhược điểm của van đảo chiều là gì

Van đảo chiều dùng để làm gì – Ưu và nhược điểm (Ảnh: Internet)

Ứng dụng của van đảo chiều

Ứng dụng của van đảo chiều là gì trong đời sống chắc hẳn đang là điều thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về dòng sản phẩm này. Dòng van này giúp điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ được hướng di chuyển của dòng khí áp suất cao. Vì thế nó được ứng dụng khá nhiều trong đời sống hiện nay như:

Van đảo chiều được dùng trong công việc đời thường như thông gió, làm nồi hơi, máy hút bụi, máy nén khí, lắp đặt bên trong máy giặt,…

Trong các lĩnh vực và ngành nghề công nghiệp, van đảo chiều được dùng nhiều trong hệ thống bơm hơi, máy cung cấp phôi tự động, bán tự động, các máy xiết ốc, hệ thống điều khiển bằng khí nén,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Phụ kiện khí nén là gì?

Kết luận

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Hapoin để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về van đảo chiều là gì. Bên cạnh đó là những ứng dụng của dòng van này trong hệ thống làm việc nào để có thể lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với hệ thống đó. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại thông tin liên hệ để được chúng tôi giải đáp và tư vấn nhanh chóng nhé!

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *