Kính hiển vi quang học là gì mà được sử dụng chủ yếu trong các phòng lab vi sinh, phòng thì nghiệm sinh học, bệnh viện,… đến vậy? Đây là một loại dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt người nhìn được những vật siêu nhỏ với cấu tạo nhiều lăng kính có độ phóng đại khác nhau. Vậy loại thiết bị này có cấu tạo như thế nào và có cách sử dụng ra sao? Tất cả sẽ được Hapoin giải đáp trong bài viết dưới đây!
Kính hiển vi quang học là gì?
Kính hiển vi quang học hay còn được gọi là kính hiển vi sinh học là loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát hình ảnh của các vật thể nhỏ được phóng đại lên nhiều lần nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh. Đây là loại kinh đơn giản, lâu đời và cũng là loại phổ biến nhất. Loại kính hiển vi quang học cũ thường phải quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt nhìn qua thị kính. Nhưng hiện nay, các loại kính hiện đại được gắn thêm các phim ảnh quang học hoặc các CCD camera để chụp ảnh.
Kính hiển vi quang học có thể sử dụng một hay nhiều hệ thấu kính để phóng đại vật quan sát. Loại thiết bị này thường được dùng trong các phòng thí nghiệm sinh học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu,…
Tìm hiểu về kính hiển vi quang học (Ảnh: Internet)
Cấu tạo của kính hiển vi quang học
Kính hiển vi quang học gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận sẽ có chức năng nhiệm vụ riêng, bao gồm:
- Thị kính: Tùy máy mà có thể có từ một hoặc hai thấu kính thủy tinh cho phép tạo ra hình ảnh cuối cùng của vật qua hệ quang học. Thị kính có độ phóng đại khá nhỏ, thông thường là dưới 10x và được lắp đặt trong một ống trụ có thể thay đổi dễ dàng.
- Giá điều chỉnh vật kính hay đĩa quay gắn các vật kính
- Vật kính: Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi quang học là gì đó chính là vật kính. Bộ phận này giúp tạo nên sự phóng đại, là thấu kính rất quan trọng của hệ tạo ảnh. Vật kính sẽ bao gồm một hoặc nhiều thấu kính có tiêu cự ngắn giúp việc quan sát vật tốt hơn nhờ có thể phóng đại vật với độ phóng đại lớn. Nhờ vào giá điều chỉnh, có thể xoay các vật kính để thay đổi trị số phóng đại. Các trị số phóng đại thường sẽ được ghi trên vật kính như 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x, 100x. Với một số vật kính đặc biệt có thể sử dụng dầu để tăng độ phân giải của hệ thống.
- Núm điều chỉnh sơ cấp và thứ cấp: Bộ phận này dùng điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét trong quá trình tạo ảnh.
- Giá đặt mẫu vật hay còn được gọi là bàn kính
- Hệ thống đèn, gương: Tạo ánh sáng và chiếu sáng mẫu vật.
- Các thấu kính hội tụ và hệ thống khẩu độ: Giúp hội tụ và tạo chùm sáng song song chiếu qua mẫu vật.
- Vi chỉnh: Được dùng để dịch chuyển mẫu vật theo chiều ngang, giúp người dùng có thể quan sát các phần khác nhau của mẫu vật theo ý.
Đặc điểm cấu tạo của kính hiển vi quang học (Ảnh: Internet)
Cách sử dụng kính hiển vi quang học
Nguyên tắc hoạt động
Vậy nguyên tắc hoạt động của kính hiển vi quang học là gì? Đó chính là dựa vào nguyên tắc khúc xạ ánh sáng qua hệ các thấu kính thủy tinh. Ban đầu, ảnh được tạo bởi vật kính là ảnh thật và ngược chiều so với mẫu ban đầu. Sau đó, nhờ hệ thấu kính hoặc lăng kính đóng vai trò hệ lật ảnh mà ảnh quan sát được ở thị kính sẽ được lật đúng chiều. Tùy theo cách thức quan sát và ghi nhận ảnh mà ảnh được tạo ra ở thị kính sẽ là ảnh ảo hoặc ảnh thật. Là ảnh ảo khi mà hệ thị kính được thiết kế để quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Là ảnh thật khi hệ thị kính được ghép vào các thiết bị ghi nhận như CCD camera hoặc phim quang học.
Các bước thao tác khi sử dụng kính hiển vi quang học
Điều cần đặc biệt chú ý khi sử dụng kính hiển vi quang học một cách hiệu quả là cần đảm bảo kính hiển vi được thiết lập một cách chính xác. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng kính hiển vi quang học cơ bản nhất:
- Đặt mẫu vật cần quan sát hay còn gọi là tiêu bản lên bàn để tiêu bản. Sau đó dùng kẹp giữ tiêu bản rồi nhỏ một giọt dầu soi để soi vật chìm trên phiến kính.
- Lựa chọn vật kính: Tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính cho thích hợp.
- Tiến hành điều chỉnh ánh sáng: Kính hiển vi thường được trang bị đèn chiếu sáng Halogen hoặc Led. Tùy vào mức độ và màu sắc của mẫu vật để điều chỉnh đèn chiếu sáng cho phù hợp. Cần chỉnh đèn vào đúng vị trí đặt vật mẫu để hình ảnh quan sát thể hiện được rõ vật mẫu.
- Điều chỉnh tụ quang có độ mở phù hợp để có thể tối ưu hóa cường độ cũng như góc ánh sáng đi vào vật kính.
- Mắt nhìn tiêu bản để hạ vật kính sát vào tiêu bản.
- Vừa quan sát thị kính vừa dùng tay vặn ốc vi cấp để đưa vật kính lên đến khi nhìn thấy được hình ảnh mờ của vi trường.
- Tiến hành điều chỉnh ốc vi cấp để lấy được hình ảnh rõ nét.
Cách sử dụng kính hiển vi quang học (Ảnh: Internet)
Công dụng của kính hiển vi quang học là gì?
Kính hiển vi quang học thường được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như vi điện tử, vi sinh, công nghệ sinh học, nanophysics, nghiên cứu dược phẩm. Thiết bị này rất hữu ích cho việc xem mẫu sinh học dùng cho chẩn đoán y tế hay còn gọi là mô bệnh học.
Một số trường hợp công việc mà kính hiển vi quang học không phù hợp bởi những hạn chế của kỹ thuật. Ví dụ như ở độ phóng đại rất cao, các ổ đĩa thoáng đãng có thể nhìn thấy được. Đây là các đĩa mờ bao quanh bởi các vòng nhiễu xạ và xuất hiện thay cho các đối tượng điểm. Khi đó, có thể sử dụng kính hiển vi điện tử để khắc phục những hạn chế đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kính hiển vi là gì?
Kết luận
Trên đây, Hapoin đã cùng bạn đi tìm hiểu những thông tin xoay quanh kính hiển vi quang học là gì? Đây là loại thiết bị được sử dụng rất phổ biến và hỗ trợ cực kỳ đắc lực cho việc nghiên cứu khoa học. Đừng quên để lại thông tin cho chúng tôi nếu có điều gì thắc mắc để được giải đáp và tư vấn nhanh nhất nhé!
Jasmine Wu – Hapoin