Thời đại công nghệ phát triển hiện nay đã khiến rất nhiều sản phẩm công nghệ ra đời và được ứng dụng vào đời sống nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. SMD hay linh kiện SMD là thành phần quan trọng trong các thiết bị điện tử có lẽ là khái niệm đã trở nên quen thuộc với những người trong ngành điện tử hiện đại. Tuy nhiên, để hiểu về SMD là gì thì không phải ai cũng nắm được. Bài viết hôm nay, Hapoin sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu kỹ hơn về linh kiện SMD nhé!
SMD là gì?
SMD hay linh kiện dán SMD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Surface Mount Device hay linh kiện dán trên bề mặt. SMD dùng để chỉ các thành phần điện tử được thiết kế để gắn trực tiếp lên bề mặt của bo mạch in (PCB) thay vì đặt qua các lỗ. Nhờ đó, các thiết bị chiếu sáng trở nên nhỏ gọn và quá trình di chuyển dễ dàng, tiện lợi hơn. Những thành phần này nhỏ gọn và nhẹ hơn các thành phần truyền thống giúp làm tăng mật độ mạch điện.
Hiện tại, SMD được biết đến là phương pháp ứng dụng trong sản xuất mạch điện tử và tạo ra các thiết bị chiếu sáng có quy mô nhỏ. Đây cũng là công nghệ sử dụng mắt chip led để gắn trực tiếp vào bảng mạch in.
SMD là viết tắt của từ gì – Smd là gì trong tiếng anh (Ảnh: Internet)
LED SMD là gì?
Khi tìm hiểu về linh kiện SMD là gì, hãy tìm hiểu về LED SMD là gì để hiểu rõ hơn về loại linh kiện này nhé. LED SMD có tên tiếng Anh là Light-emitting diode surface-mount device. Nó vẫn được biết đến là một trong số các loại đèn led sản xuất theo kỹ thuật SMT (surface-mount technology). Ngày nay, Led SMD được sử dụng rộng rãi trong các loại màn hình led hay còn được gọi là kỹ thuật gắn trực tiếp mạch điện tử với linh kiện lên trên bảng mạch in PCB.
Cấu tạo của linh kiện SMD
Linh kiện SMD có cấu tạo như thế nào là thắc mắc của khá nhiều người khi tìm hiểu về linh kiện này. Mỗi loại linh kiện sẽ có cấu tạo đặc biệt khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu và mục đích sử dụng. Cấu tạo của SMD cũng như vậy, linh kiện SMD có cấu tạo gồm các chi tiết sau:
- Bảng mạch in: Thành phần được biết đến là các bo mạch có chức năng chính giúp kết nối và hỗ trợ với đường dẫn giúp cách điện an toàn. Bảng mạch in khi sử dụng sẽ không bị rời ra ngoài khi phải chịu tác động từ các tính năng khác.
- Chip LED SMD: Có khả năng phát quang lớn hơn, giúp tản nhiệt hơn gấp nhiều lần các chi tiết thông thường. Nhờ được làm từ chất liệu thép mà khả năng hoạt động của nó ổn định hơn, bền bỉ và có thể hoạt động độc lập không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ thiết bị nào. Con chip này còn giúp thay đổi được màu sắc, đem đến âm thanh và hình ảnh sinh động.
- Nhôm kỹ thuật: Đây là một trong những thành phần cuối của chip. Được làm từ chất liệu nhôm nên không dễ bị ăn mòn bởi tác động ngoại lực lên nó. Nhờ cấu tạo đặc biệt này mà nó có khả năng bảo vệ các thành phần ở bên trong.
- Keo tản nhiệt: Đây là một trong những thành phần quan trọng giúp làm giảm nhiệt độ của động cơ, qua đó giúp động cơ hoạt động ổn định và trơn tru hơn.
Tra cứu linh kiện dán SMD – Cấu tạo của linh kiện SMD (Ảnh: Internet)
Ưu điểm của linh kiện SMD
Những ưu điểm của SMD là gì? Nắm được những ưu điểm của linh kiện SMD sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn công dụng và cách sử dụng linh kiện này sao cho hiệu quả. Cụ thể, SMD có những ưu điểm sau:
- Có kết cấu đặc biệt nên linh kiện SMD đem lại tuổi thọ cao khi sử dụng.
- Có khả năng tản nhiệt nhanh giúp cho quá trình hoạt động của màn hình LED ổn định, ít gặp lỗi và trơn tru hơn.
- Đem lại khả năng phát quang tốt, nhất là khi dùng trong thời gian dài người dùng sẽ không phải lo lắng về khả năng phát sáng của SMD.
- Linh kiện SMD đem đến ánh sáng rất tốt nên người dùng có thể dễ dàng kết hợp với các màu sắc khác nhau để gia tăng hấp dẫn, sinh động khi sử dụng.
Linh kiện SMD có kết cấu đặc biệt đem đến tuổi thọ cao khi hoạt động (Ảnh: Internet)
Ứng dụng của linh kiện SMD là gì?
Hiện nay trên thị trường, linh kiện SMD được đánh giá cao bởi những ưu điểm nổi bật mà nó đem lại trong suốt quá trình sử dụng. Đặc biệt, linh kiện này đem đến ánh sáng tốt nên nó được ứng dụng rộng rãi ngay ở trong thực tế. Một số ứng dụng của SMD phải kể đến:
- Được dùng để trang trí đèn Led, đem đến ánh sáng của đèn tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Linh kiện SMD được dùng trong dịch vụ công nghiệp, được lắp đặt ở nhiều nơi chẳng hạn như những nơi công cộng.
- Được dùng để lắp đặt cho các loại đèn treo phòng, đèn cầu thang,… giúp hỗ trợ ánh sáng tốt cho ngôi nhà.
- Các thành phần SMD được dùng rộng rãi trong các thiết bị điện tử khác nhau như máy tính, điện thoại di động, hệ thống ô tô, thiết bị y tế,…
SMD được ứng dụng trong đèn LED, đem đến ánh sáng đa dạng (Ảnh: Internet)
SMD và SMT khác nhau như thế nào?
Sau khi đã hiểu hơn về linh kiện SMD, sự khác biệt giữa SMT và SMD là gì?
SMD là viết tắt của cụm từ Surface Mount Device có nghĩa là tên thiết bị gắn bề mặt, là một trong những thành phần SMT, bao gồm Chip, SOJ, SOP, LCCC, PLCC, FC, BGA,…
SMT là viết tắt của cụm từ Surface Mount Technology, đây là toàn bộ công nghệ gắn và hàn trên bề mặt PCB, hiện đang là công nghệ và quy trình phổ biến nhất trong ngành lắp ráp điện tử. SMT là một thế hệ công nghệ lắp ráp điện tử mới, nó giúp nén các linh kiện điện tử truyền thống vào các thiết bị mà chỉ chiếm một phần nhỏ của hàng chục khối lượng, có thể lắp ráp với mật độ và độ tin cậy cao, chi phí thấp, thu nhỏ và tự động hóa quá trình lắp ráp. Loại linh kiện thu nhỏ được gọi là thiết bị SMD (thiết bị chip hay SMC). Quy trình lắp ráp các thành phần trên bảng mạch in được gọi là quy trình SMT.
Công nghệ SMT hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua thiết bị, hay còn gọi là thiết bị SMT. Nó chủ yếu gồm máy in hàn, máy nạp ván, lò nung lại, máy định vị tự động và các công cụ, thiết bị phụ trợ khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Linh kiện điện tử là gì?
Kết luận
Bài viết trên đây đã cùng bạn đọc đi tìm hiểu chi tiết về linh kiện SMD là gì và những ứng dụng của nó. Nhờ thiết kế nhỏ gọn và lắp ráp hiệu quả, SMD đã góp phần tạo ra cách mạng hóa ngành công nghiệp điện tử khi tạo ra những thiết bị nhỏ gọn, nhẹ và có hiệu suất cao.
Jasmine Wu – Hapoin