Trong nghiên cứu và sản xuất y học, dược phẩm và thực phẩm, tủ cáy vi sinh là thiết bị có vai trò quan trọng không thể thiếu. Để hiểu rõ hơn về tủ cấy vi sinh là gì? Nó có công dụng và chức nâng gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu chi tiết về thiết bị này và tìm hiểu tại sao nó lại trở thành đối tác đáng tin cậy cho những công việc có yêu cầu về độ chính xác và đảm bảo vệ sinh cao nhé!
Tủ cấy vi sinh là gì?
Tủ cấy vi sinh hay tủ an toàn sinh học, tủ nuôi cấy mô là tên của một hệ thống dùng để chống nhiễm bẩn cho các vật liệu nhạy cảm với các hạt bụi hay các mẫu sinh vật,… Thiết bị này được thiết kế để tạo ra môi trường đóng cửa, không có vi khuẩn để phù hợp với cấy vi sinh và nuôi cấy tế bào. Không khí được hút vào và đưa vào phòng mổ thông qua bộ lọc Hepa được gắn trên nóc hoặc sau tủ. Tủ được dùng để bảo vệ các mẫu và quy trình thử nghiệm bằng cách tạo ra và duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Tủ cấy vi sinh là một thiết bị kỹ thuật được dùng trong các phòng thí nghiệm, giúp đảm bảo sự an toàn, chính xác trong quá trình nghiên cứu và sản xuất.
Tìm hiểu về tủ cấy vi sinh, tủ nuôi cấy mô là gì (Ảnh: Internet)
Cấu tạo của tủ cấy vi sinh
Để hiểu rõ hơn về thiết bị tủ cấy vi sinh là gì, cùng tìm hiểu cấu tạo của thiết bị này nhé. Tủ cấy vi sinh bao gồm các bộ phận sau:
Phần vỏ tủ
Được làm bằng sắt tấm dày có sơn tĩnh điện hoặc được làm bằng inox 304.
- Sắt sơn tĩnh điện: Có ưu điểm là bề mặt có độ phủ bóng cao nên dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng. Ngoài ra, sắt sơn tĩnh điện còn có thể chống lại sự ăn mòn của hóa chất nên hạn chế được tối đa tình trạng hoen gỉ, bong tróc theo thời gian.
- Inox 304: Đây là chất liệu rất được ưa thích trong chế tạo tủ cấy vi sinh. Chất liệu này thường được lựa chọn bởi những ưu điểm không kém gì sơn tĩnh điện.
Cửa làm việc: Được làm bằng kính có núm cầm hai bên để kéo lên xuống phù hợp khi thao tác, chiếu UV, khi vệ sinh tủ,…
Bộ điều khiển, nút vặn: Bao gồm đèn UV, công tắc đèn chiếu sáng, quạt hút được bố trí trước tủ.
Hệ thống màng lọc thô và màng Hepa: Màng lọc thô được gắn trên nóc tủ cho phép lọc bỏ bớt hạt bụi và dễ dàng vệ sinh lọc. Màng lọc Hepa có thể lọc được bụi có kích thước từ 0.3μm. Hiệu suất lọc có thể lên đến 99.99% giúp không khí được lọc sạch, khử mùi hiệu quả đảm bảo cho môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn.
Buồng làm việc: Có vai trò chống chịu được sự ăn mòn của hóa chất, dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng. Buồng làm việc có thể được làm từ sắt sơn tĩnh điện hoặc inox 304 và rất dễ dàng vệ sinh.
Tìm hiểu về cấu tạo tủ cấy vi sinh (Ảnh: Internet)
Hệ thống đèn:
- Đèn UV: Thường được bố trí ở sau màng lọc Hepa, được khử trùng bên trong tủ để đảm bảo tiệt trùng tối đa môi trường bên trong tủ khi hoạt động.
- Đèn chiếu sấng: Đèn chiếu sáng huỳnh quang được bố trí ở mặt trước tủ giúp không bị lóa mắt khi thao tác. Đèn bên trong chiếu sáng đều trong khoang làm việc giúp tạo cảm giác thoải mái cho mắt người thao tác. Nhờ đó hiệu suất làm việc được gia tăng.
Bộ chân giá tủ cấy: Được làm từ sắt sơn tĩnh điện, có chân đế chỉnh được độ cân bằng cho tủ và bánh xe có thể dễ dàng di chuyển.
Nguyên lý hoạt động của tủ cấy vi sinh là gì?
Không khí trong phòng sẽ đi vào từ phía trên cùng của tủ thông qua một lớp màng lọc thô. Ở đây, những hạt bụi lớn sẽ được giữ lại, điều này giúp tăng tuổi thọ cho màng lọc chính. Sau đó, không khí được đi qua màng lọc vô trùng Hepa. Màng lọc Hepa sẽ thổi bay những hạt bụi và tạo ra dòng khí sạch và bên trong khoang làm việc. Không khí sạch sẽ đi ngang qua khu vực làm việc theo hướng một chiều và thoát ra từ mặt trước đang mở cửa tủ.
Màng lọc Hepa có thể lọc được những hạt bụi kích thước nhỏ từ 0.3μm với hiệu suất lọc đến 99.99%. Điều này giúp không khí được lọc sạch, khử mùi hiệu quả, đảm bảo cho môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn. Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của tủ cấy vi sinh là cấp không khí vô trùng liên tục vào khoang làm việc.
Nguyên lý hoạt động của tủ cấy vi sinh (Ảnh: Internet)
Ứng dụng của tủ cấy vi sinh
Tủ cấy vi sinh là thiết bị quan trong trong lĩnh vực y học, nghiên cứu khoa học, sản xuất dược phẩm, thực phẩm. Vậy ứng dụng của tủ cấy vi sinh là gì? Dưới đây là một số ứng dụng quan trọng của tủ cấy vi sinh:
Trong nghiên cứu và phát triển:
- Nghiên cứu y học: Tủ cấy vi sinh được dùng để nuôi cấy, phát triển vi sinh vật nhằm nghiên cứu các bệnh lý, thử nghiệm thuốc và phân tích gen.
- Nghiên cứu sinh học phân tử: Tủ cấy vi sinh là không gian lý tưởng để nuôi cấy và duy trì tế bào.
Nghiên cứu môi trường: Tủ cấy vi sinh giúp kiểm soát điều kiện để phân tích và xử lý mẫu từ môi trường khác nhau.
Trong sản xuất dược phẩm: Tủ cấy vi sinh đảm bảo để không gian không bị nhiễm bẩn để kiểm soát chất lượng của sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh.
Trong chẩn đoán y học: Thiết bị này có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán các loại vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh trong y học lâm sàng.
Trong thực phẩm và nước uống: Tủ cấy vi sinh giúp đảm bảo sự an toàn của sản phẩm bằng cách kiểm soát các vi sinh vật có thể gây hại cho sức khỏe.
Trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng:
- Nghiên cứu dược học: Tủ cấy vi sinh được dùng để phân lập và nghiên cứu các chủng vi sinh vật có thể sử dụng trong việc phát triển các loại thuốc mới.
- Nghiên cứu vi sinh học: Tủ cấy vi sinh giúp tạo điều kiện lý tưởng cho việc phân tích và nghiên cứu đa dạng sinh học của vi sinh vật.
Trong giảng dạy và đào tạo: Tủ cấy vi sinh được dùng trong việc giảng dạy và thực hành trong các phòng thí nghiệm để học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về các quá trình nuôi cấy vi sinh, bảo quản mẫu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Công nghệ NFC là gì?
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về tủ cấy vi sinh là gì và những ứng dụng của nó trong khoa học, đời sống. Tủ cấy vi sinh có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ nghiên cứu cho đến sản xuất và chẩn đoán y học. Thiết bị này đem đến những lợi ích đặc biệt trong việc kiểm soát và bảo quản vi sinh vật.
Jasmine Wu – Hapoin