PCBA là gì chắc không còn là điều quá xa lạ với những người đang làm việc trong ngành điện tử, kỹ thuật. Tuy nhiên nó lại là khái niệm khá phức tạp với những người mới làm quen. Bài viết hôm nay, Hapoin sẽ đem đến cái nhìn rõ ràng và tổng quan nhất về khái niệm này. Cùng theo dõi nhé!

PCBA là gì?

PCBA là viết tắt của từ gì? Đây là viết tắt của cụm từ Printed Circuit Board Assembly). Trước khi lắp ráp các linh kiện điện tử thì bo mạch được gọi là PCB, sau khi các linh kiện được hàn, bo mạch sẽ được gọi là lắp ráp mạch in (PCA), lắp ráp PCB hoặc lắp ráp bo mạch in hay PCBA. Các công cụ lắp ráp bảng mạch PCB có thể bằng tay hoặc hình thức tự động khác nhau được dùng trong quá trình này.

Lưu ý, việc lắp ráp một bo mạch sẽ khác với quy trình sản xuất PCB. Sản xuất bo mạch in quy trình sẽ gồm có thiết kế mạch in và tạo ra nguyên mẫu PCB. Khi PCB sẵn sàng, các linh kiện điện tử bị động và chủ động cần được hàn vào trước khi nó có thể được sử dụng trong bất kỳ thiết bị nào. Việc lắp ráp linh kiện điện tử còn phụ thuộc vào loại linh kiện điện tử, loại bo mạch in và mục đích của bo mạch.

PCBA là gì

PCBA trong điện tử là gì (Ảnh: Internet)

Những thứ cần thiết khi lắp ráp PCBA là gì?

Sau những công cụ lắp ráp PCB thì vật tư tiêu hao và các bộ phận điện tử là những thứ cần thiết để lắp ráp PCB.

  • Bo mạch in
  • Linh kiện điện tử cơ bản
  • Flux hàn
  • Thiết bị hàn: Máy hàn sóng, thiết bị SMT, trạm hàn, thiết bị kiểm tra và thử nghiệm,…
  • Vật liệu hàn: Dây hàn, thanh hàn, bi hàn cho BGA, keo hàn, phôi hàn (tùy thuộc vào loại hàn thực hiện)

Quá trình lắp ráp PCBA với các linh kiện điện tử xuyên lỗ

Các linh kiện điện tử có dây dẫn đi qua và được chèn qua các lỗ nhỏ trên PCB để hàn gọi là các linh kiện điện tử xuyên lỗ. Quá trình hàn hoặc lắp ráp các linh kiện này gồm có hàn sóng và hàn tay.

Hàn sóng: Đây là quá trình lắp ráp PCB trong đó, vật hàn ở dạng thanh hàn sẽ được đưa vào bể nhiệt độ cao. Chất hàn này tồn tại ở dạng nóng chảy trong bể và tạo thành sóng ở nhiệt độ rất cao. Phạm vi của nhiệt độ còn phụ thuộc vào loại vật hàn. Thuốc hàn chì/hàn thiếc (Bp/Sn) truyền thống có độ nóng chảy thấp hơn so với chất hàn không chì (Pb-free). PCB và tất cả các linh kiện điện tử xuyên lỗ trong các lỗ đều được đưa qua chất hàn nhờ sự trợ giúp của một băng tải.

Quá trình hàn PCB bằng hàn sóng sẽ trải qua các bước sau:

  • Chèn các linh kiện điện tử
  • Thêm Flux
  • Làm nóng trước
  • Sóng hàn
  • Làm sạch
  • Thử nghiệm

Sau khi hàn sóng xong, PCBA sẽ được làm sạch rồi kiểm tra. Nếu phát hiện bất kỳ ra lỗi hoặc khuyết tật mối hàn nào như lỗi lỗ thổi hàn sóng, lỗ chân sẽ được mang đi để làm lại, thông thường sẽ thực hiện bằng tay.

Hàn tay: Phương thức này được dùng chủ yếu trong các đơn vị sản xuất trong các công việc làm lại, sửa chữa hoặc khối lượng công việc ít. Trạm hàn chất lượng tốt hoặc dây hàn, chất trợ dung, mỏ hàn được dùng trong quá trình này.

Quá trình lắp ráp PCBA với các linh kiện điện tử xuyên lỗ

Giới thiệu quy trình lắp ráp PCBA (Ảnh: Internet)

Công nghệ gắn kết bề mặt (SMT) để lắp ráp PCBA

SMT hay công nghệ gắn kết bề mặt là một quy trình lắp ráp PCB cho các linh kiện điện tử SMD. Những linh kiện SMD không có chân hoặc dây dẫn được gắn trên bề mặt của bo mạch. Những thiết bị, vật liệu hàn và linh kiện điện tử khác được dùng trong quy trình lắp ráp này sẽ khác với quy trình hàn xuyên lỗ.

Sự khác biệt giữa PCB và PCBA là gì?

Về khái niệm

  • PCB: Liên quan đến bảng mạch, được làm bằng các vật liệu nhựa epoxy kính và được chia thành 4, 6, 8 hoặc nhiều hơn các lớp theo số tín hiệu.
  • PCBA: Liên quan đến việc lắp ráp bảng mạch plugin và quá trình SMT hay có thể hiểu là bảng mạch hoàn chỉnh. Qua trình này, bảng mạch sẽ được hoàn thành như PCBA được mô phỏng trên máy tính. Có thể hiểu đơn giản, khi các bảng PCB trần được truyền qua SMY, quá trình của các plugin DIP sẽ gọi là PCBA.

Về lắp đặt

  • PCB: Sẽ dùng kết nối điện và hỗ trợ các thành phần cơ học bằng việc dùng các miếng đệm. Các đường dây dẫn điện cùng một số tính năng khác khắc trên tấm đồng.
  • PCBA: Đây là bảng thu được sau khi tất cả các hàn in dán trên PCB. Sau đó sẽ lắp các thành phần khác như IC, tụ điện, điện trở hay bất kỳ các thành phần khác như máy biến áp tùy theo mục đích lắp đặt.

Có thể nói, PCB là thuật ngữ chỉ bảng mạch in trống còn PCBA dùng để gắn kết PCB với các thành phần khác.

Sự khác biệt giữa PCB và PCBA là gì

PCB và PCBA khác nhau như thế nào (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: Chất trợ hàn là gì?

Kết luận

Trên đây là những kiến thức tổng hợp về PCBA là gì. Hy vọng những thông tin mà Hapoin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt và có thể ứng dụng khi lắp đặt các thiết bị điện tử. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại thông tin liên hệ để được chúng tôi tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé!

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *