Máy đo màu được dùng khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp sản xuất giúp xác định chính xác các loại màu trên sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Để hiểu rõ hơn máy đo màu sắc là gì và có nguyên lý hoạt động như thế nào, cùng tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này trong bài viết sau đây.

Máy đo màu sắc là gì?

Máy đo màu sắc hay Colorimeter là một thiết bị chuyên dụng sử dụng bộ lọc tristimulus để đo lường và phân tích màu sắc của các vật liệu khác nhau. Trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, dệt may, in ấn, thực phẩm thì việc đo lường màu sắc là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đồng nhất.

Máy đo màu có những đặc trưng cơ bản sau:

  • Kích thước nhỏ gọn, tính di động cao.
  • Có chức năng đơn gian
  • Chi phí thấp

Máy đo màu sắc là gì

Tìm hiểu về máy đo màu – Máy đo màu quang phổ là gì (Ảnh: Internet)

Nguyên lý hoạt động của máy đo màu sắc

Máy đo màu sắc hoạt động dựa trên hiện tượng phản xạ ánh sáng. Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt của vật liệu, một phần ánh sáng sẽ bị hấp thụ, phần còn lại sẽ được phản xạ lại. Ánh sáng chiếu đến là ánh sáng trắng với nhiều tia sáng đơn sắc với các bước sóng khác nhau. Tia sáng phản xạ lại thiết bị đo màu, bộ phận cảm ứng màu sắc trên thiết bị đo màu sẽ cho kết quả. Máy đo màu có thể phân biệt được màu xanh, đỏ, vàng, tím,…và hiển thị giá trị màu độ sáng hay tối. Máy đo màu sắc sẽ phân tích ánh sáng phản xạ này để xác định thông số của màu sắc như độ bão hòa, độ sáng, sắc độ (hue). Trong đó, sắc độ là sự khác biệt của màu so với màu xám.

Nguyên lý hoạt động của máy đo màu sắc

Nguyên lý hoạt động của máy đo màu sắc là gì (Ảnh: Internet)

Phân loại máy đo màu sắc

Dựa vào nguyên lý hoạt động, có thể chia máy đo màu thành 3 loại chính sau:

  • Thiết bị thủ công hoặc cầm tay: Yêu cầu người dùng phải định vị mẫu và thực hiện từng bước khi đo.
  • Thiết bị tự động và bán tự động: Loại này có thao tác đơn giản chỉ với một nút bấm và được dùng nhiều trong các thiết bị đọc, quét với khả năng đo tự động liên tiếp. Loại này có thể kết nối với máy tính để tiến hành các bước xử lý tiếp theo.
  • Thiết bị đo trực tiếp: Có thể đọc trực tiếp các thông số và đưa ra những thông tin về màu của vật đo mà không cần thực hiện các bước trung gian.

Ngoài ra, có thể phân chia máy đo màu sắc thành hai loại sau đây:

  • Máy đo quang phổ (Spectrophotometer): Được dùng để đo màu sắc chính xác cao, có khả năng phân tích ánh sáng qua các bước sóng khác nhau. Loại máy này cho phép đo chính xác các thông số màu sắc trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao.
  • Máy đo màu cầm tay (Colorimeter): Thường được ứng dụng trong các ứng dụng cần sự linh hoạt. Máy đo màu cầm tay dễ mang theo, dễ sử dụng, phù hợp cho công việc đo màu tại chỗ hoặc trên các bề mặt khó tiếp cận.

Ứng dụng của máy đo màu sắc là gì?

Ứng dụng trong đời sống

Màu sắc đã được nghiên cứu là có khả năng ảnh hưởng đến tinh thần của con người. Việc lựa chọn đồ dùng có màu sắc phù hợp cần phải chú ý, ví dụ như đồ nội thất, màu đèn chiếu sáng,…

Bạn có thể sử dụng máy đo màu mini hoặc bút đo màu nếu khó khăn trong việc phân biệt màu sắc. Máy đo màu là công cụ đắc lực cho bạn trong việc đo màu sắc, pha trộn màu trong quá trình sơn, vẽ tranh,…

Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp

Vậy ứng dụng của máy đo màu là gì trong sản xuất công nghiệp? Trong sản xuất công nghiệp, màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng. Vì vậy, mỗi sản phẩm đều có yêu cầu cao về độ chính xác của màu sắc. Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, máy đo màu được sử dụng phổ biến với các vai trò sau đây:

  • Trong sản xuất thực phẩm: Máy đo màu được dùng trong đo màu của các loại đồ uống và thực phẩm, đảm bảo cho sản phẩm đúng quy chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trong sản xuất dược phẩm: Máy đo màu sắc giúp đảm bảo màu sắc dược phẩm đạt chuẩn theo quy định.
  • Trong công nghiệp sản xuất sơn: Thiết bị này giúp kiểm tra từng màu sơn đạt quy chuẩn. Bên cạnh đó, máy đo màu còn hỗ trợ trong việc phối màu sơn đẹp và tạo ra các màu sơn mới.
  • Trong vật liệu xây dựng, dệt may: Máy đo màu sắc giúp đảm bảo sản phẩm có màu sắc đạt chuẩn, đem lại tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, máy đo màu sắc còn được dùng phổ biến trong ngành sản xuất bao bì, nhựa.

Ứng dụng của máy đo màu sắc

Máy đo màu quang phổ (spectrophotometer) và ứng dụng trong ngành dệt may (Ảnh: Internet)

Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp

Máy đo màu có nhiều công dụng nổi bật trong sản xuất nông nghiệp như kiểm tra màu trong quá trình thu hoạch để đảm bảo sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi đem ra tiêu thụ hoặc xuất khẩu.

  • Máy kiểm tra màu sắc dùng trong đo màu sắc gạo, giúp đánh giá chất lượng gạo.
  • Dùng trong đo màu trái cây, kiểm tra màu sắc nước éo bưởi, cam, quýt,… để đánh giá chất lượng trái cây.

Ứng dụng trong thí nghiệm và nghiên cứu

Trong các phòng nghiên cứu, ứng dụng của máy đo màu sắc là gì? Thiết bị này được dùng trong công việc tạo ra các sản phẩm hay vật liệu mới như nhựa, dược phẩm, sợi vải,… Những sản phẩm này đều cần sử dụng màu sắc nên xác định đúng màu là cực kỳ cần thiết.

Trong các phòng thí nghiệm, máy quang phổ đo màu sắc được sử dụng phổ biến để đo độ màu và phân tích mẫu vật.

Màu sắc không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm. Việc sử dụng máy đo màu sắc sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lỗi sản xuất và đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn về chất lượng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Quang phổ là gì?

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về máy đo màu sắc là gì và những ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống, sản xuất. Đây là thiết bị thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự đồng nhất và chất lượng sản phẩm. Việc hiểu rõ về máy đo màu và những ứng dụng của nó sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *