Hiệu chuẩn là một khái niệm không còn quá xa lạ với những người trong ngành sản xuất các thiết bị đo. Hiệu chuẩn thiết bị là khâu quan trọng trong quá trình đảm bảo độ chính xác và tin cậy của các thiết bị đo đạc. Nó không chỉ đảm bảo cho các thiết bị hoạt động đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu mà còn giúp đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng. Vậy hiệu chuẩn là gì? Hiệu chuẩn có vai trò gì với các loại máy móc, thiết bị? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
Hiệu chuẩn là gì?
Theo quy định tại khoản 9, điều 3 luật Đo lường 2011, hiệu chuẩn có nghĩa là hoạt động xác định và thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
Hiệu chuẩn còn có tên tiếng Anh là Calibration, là một quá trình đo lường và so sánh giữa giá trị đo lường của một thiết bị, công cụ hay hệ thống với giá trị đã biết (chuẩn chính xác). Mục tiêu của hiệu chuẩn giúp đảm bảo cho các thiết bị đo đạc đều sẽ cho kết quả chính xác và đáng tin cậy.
Xét về kỹ thuật, bản chất của việc hiệu chuẩn là so sánh các phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Hiệu chuẩn thì không mang tính bắt buộc, tuy nhiên, dựa vào kết quả hiệu chuẩn có thể xác định được thiết bị đó có phù hợp với yêu cầu sử dụng hay không.
Hiểu chuẩn tiếng Anh là gì (Ảnh: Internet)
Tại sao cần phải hiệu chuẩn?
Tìm hiểu về hiệu chuẩn là gì có thể thấy rằng hiệu chuẩn thiết bị là hoạt động rất quan trọng, nó giúp đảm bảo giảm thiểu độ lệch của thiết bị. Thậm chí, một số thiết bị chất lượng cao nhất vẫn có thể bị lệch và không có khả năng cung cấp các chỉ số đo chính xác. Bởi theo thời gian sử dụng, các thiết bị sẽ bị biến đổi làm cho chúng dần mất đi sự ổn định. Chính vì thế, hiệu chuẩn là việc rất cần thiết và phải được hiệu chuẩn trong thời gian kịp thời, phù hợp.
Việc hiệu chuẩn sẽ mang đến những lợi ích sau:
- Bảo dưỡng độ chính xác: Hiệu chuẩn giúp duy trì độ chính xác cho các thiết bị đo lường theo thời gian. Nó đảm bảo cho các thiết bị đó luôn cung cấp kết quả đo chính xác và hoạt động hiệu quả.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Trong quá trình sản xuất, việc hiệu chuẩn các thiết bị đo lường sẽ giúp đảm bảo cho sản phẩm cuối cùng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật.
- An toàn và tuân thủ: Đối với các ngành công nghiệp như y tế, hàng không, năng lượng, việc yêu cầu các thiết bị đo lường được hiệu chuẩn sẽ đảm bảo sự an toàn và tuân thủ các quy định.
Tại sao phải hiệu chuẩn thiết bị – Kiểm định, hiệu chuẩn là gì (Ảnh: Internet)
Khi nào cần hiệu chỉnh?
Bởi có độ lệch nên tất cả các thiết bị cần phải hiệu chuẩn theo khoảng thời gian cố định.
Tần số mà thiết bị được hiệu chuẩn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sẽ cung cấp khoảng thời gian hiệu chuẩn để người dùng tham khảo. Khoảng thời gian này có thể được rút ngắn nếu thiết bị được sử dụng trong quá trình hoặc ứng dụng quan trọng. Các tiêu chuẩn về chất lượng cũng có thể quyết định tần suất một cảm biến hoặc nhiệt độ cần hiệu chuẩn.
Qua đó, có thể thấy được hiệu chuẩn có vai trò hết sức quan trọng trong thực tế sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển nền kinh tế cũng nhưng xã hội.
Quy trình hiệu chuẩn là gì?
Có rất nhiều cách hiểu về hiệu chuẩn thiết bị đo lường là gì, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đơn giản, hiệu chuẩn thiết bị đo lường là quá trình xác định mối quan hệ giữa những giá trị của đại lượng cần đo kết hợp với giá trị hiển thị trên thiết bị đo lường. Vậy, quy trình hiệu chuẩn thiết bị là gì và được thực hiện như thế nào?
Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường được thực hiện bằng cách đưa ra những phép so sánh. Ta sẽ tiến hành so sánh giá trị được đọc trên thiết bị đo với giá trị đã được quy định sẵn có trên thiết bị mẫu.
Sau đó, quá trình hiệu chuẩn sẽ tiếp tục được thực hiện thông qua việc chuyển các thiết bị làm chuẩn của nhà sản xuất đến các trung tâm hay tổ chức hiệu chuẩn Quốc gia. Tại đây, những chuẩn mực mang tuần quốc tế sẽ được đưa vào để đánh giá và tiến hành hiệu chuẩn lại cho các thiết bị.
Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất đều có bộ dụng cụ đo đạt chuẩn để thực hiện quy trình hiệu chuẩn cho sản phẩm họ sản xuất. Vì thế, các dữ liệu hiệu chuẩn thông thường được các nhà sản xuất cung cấp cho người dùng khi mua hàng.
Thông thường, một hệ thống hồ sơ của quy trình hiệu chuẩn chuyên nghiệp sẽ gồm những thông tin cơ bản như:
- Dữ liệu có được trước khi hiệu chuẩn
- Ngày, tháng, năm thực hiện hiệu chuẩn
- Họ tên, chữ ký của kỹ thuật viên thực hiện quy trình hiệu chuẩn
- Dữ liệu hiệu chuẩn lần cuối cùng
- Ngày, tháng, năm thực hiện hiệu chuẩn lần tiếp theo
Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường (Ảnh: Internet)
Ứng dụng của hiệu chuẩn là gì?
Hiệu chuẩn có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, tiêu biểu phải kể đến:
- Trong y tế: Việc hiệu chuẩn các thiết bị y tế như máy đo nhiệt độ, máy đo huyết áp giúp đảm bảo tính chính xác trong việc chẩn đoán và điều trị.
- Trong công nghiệp điện tử: Hiệu chuẩn máy móc thiết bị điện tử và thiết bị kiểm tra sẽ đảm bảo các loại máy móc cung cấp kết quả chính xác trong quá trình sản xuất và kiểm tra sản phẩm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cân phân tích là gì?
Kết luận
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin chi tiết về quá trình hiệu chuẩn là gì và tầm quan trọng của nó. Hiệu chuẩn là bước quan trọng trong việc quản lý chất lượng và an toàn. Thực hiện hiệu chuẩn định kỳ sẽ giúp cho việc đảm bảo được các thiết bị đo lường được duy trì và sử dụng đúng cách góp phần quan trọng vào sự thành công của nhiều ngành công nghiệp.
Jasmine Wu – Hapoin