Hàn que là một phương pháp kỹ thuật hàn được nhiều thợ hàn sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hàn que là gì? Nó có đặc điểm gì và mang lại những ưu điểm gì vượt trội. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp được những thắc mắc này nhé!

Hàn que là gì?

Hàn que hay còn gọi là hàn hồ quang, đây là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng cục điện cực dưới dạng que hàn (thường sẽ có thuốc bọc) và không dùng khí bảo vệ. Tất cả các thao tác như gây hồ quang, thay que hàn, dịch chuyển que hàn,… đều sẽ do thợ hàn thực hiện bằng tay.

Hàn que là gì

Hàn que được gọi là hàn gì (Ảnh: Internet)

Ưu điểm của hàn que là gì?

  • Có thể hàn cả những bề mặt ít được làm sạch.
  • Dùng được với dòng điện một chiều (DC) và cả dòng điện xoay chiều (AC).
  • Bởi sự đơn giản, linh hoạt của quy trình và thiết bị hàn que nên nó được xem là phương pháp hàn phổ biến nhất trên thế giới.
  • Phù hợp với loại hàn chiều dày nhỏ, trung bình với mọi tư thế trong không gian.
  • Hàn tốt ngay cả ở nơi có gió, ở ngoài trời.
  • Ứng dụng được với nhiều loại kim loại với các độ dày khác nhau.
  • Thiết bị sử dụng cho hàn que có tính cơ động cao, giá thành rẻ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí hàn.

Phạm vi ứng dụng của hàn que

  • Hàn que thường được dùng trong hàn thép cacbon, thép không gỉ, thép hợp kim cao và thấp, gang dẻo, gang xám.
  • Đây là phương pháp chiếm ưu thế so với những phương pháp khác trong công nghiệp sửa chữa và phục hồi.
  • Được sử dụng rộng rãi trong chế tạo công nghiệp và xây dựng kết cấu thép.

Phạm vi ứng dụng của hàn que

Hàn hồ quang được ứng dụng phổ biến trong việc xây dựng kết cấu thép (Ảnh: Internet)

Cấu tạo của quen hàn dùng cho hàn que

Trong hàn que thì chắc chắn không thể thiếu vật liệu que hàn. Que hàn là một thanh kim loại thường được làm từ đồng, khi có dòng điện chạy qua sẽ bị nóng chảy và bổ sung kim loại cho các mối hàn. Khi que hàn nóng chảy, nó sẽ được cắt thành những đoạn thẳng có chiều dài 250 – 450mm được gọi là lõi que hàn. Khi có lớp hỗn hợp các khoáng chất bao bọc bên ngoài lõi thì được gọi là que hàn có thuốc bọc. Nếu que hàn chỉ có phần lõi không sẽ được gọi là que hàn trần. Que hàn trần thường cho chất lượng mối hàn kém bền hơn nên hiện nay ít người sử dụng loại que hàn này.

Cấu tạo que hàn

Như những điều vừa tìm hiểu trên đây về hàn que là gì, có thể thấy que hàn trần rất hiếm khi được dùng nên chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu đến cấu tạo của loại que hàn có thuốc bọc bảo vệ. Loại que hàn này sẽ gồm hai phần là phần vỏ bọc và lõi que hàn.

Phần lõi que hàn: Đây là những đoạn kim loại thẳng có chiều dài từ 250 – 500mm, đường kính trong khoảng từ 1.6 – 6mm. Phần lõi que hàn sẽ gồm có hai phần không bọc thuốc là phần đuôi và phần đầu. Phần đuôi sẽ có chiều dài khoảng từ 3 – 5cm và không có thuốc bọc để kẹp vào kìm hàn. Phần đầu sẽ dư ra 1mm không bọc với thuốc có tác dụng mồi hồ quang cho dễ.

Phần vỏ bọc: Lõi que hàn được bao bọc bởi một lớp hỗn hợp các hóa chất, khoáng chất và các loại fero hợp kim chính là phần vỏ bọc của que hàn. Ở lớp vỏ bọc này sẽ có thêm chất kết dính để giữ vỏ bọc dính chắc với lõi que hàn. Vỏ bọc sẽ có độ dày trong khoảng 1 – 3mm tùy theo loại que hàn. Công dụng chính của vỏ bọc sẽ là mồi dẫn cháy để que hàn bắt cháy dễ dàng hơn. Bên cạnh đó là bổ sung kim loại vào mối hàn giúp tăng sự chắc chắn cho mối hàn. Phần vỏ bọc còn là lớp bảo vệ mối hàn trước những tác nhân gây oxy hóa, giúp mối hàn sáng bóng, bền đẹp và không bị gỉ sét.

Cấu tạo của quen hàn dùng cho hàn que

Que hàn gồm những gì? (Ảnh: Internet)

Phân loại que hàn

Thông thường, que hàn sẽ được phân thành các loại với những tiêu chí khác nhau:

Phân loại dựa theo kích thước:

  • Que hàn 2mm có chiều dài 250 – 350mm
  • Que hàn 2.5mm có chiều dài từ 300 – 350mm
  • Que hàn 2.6mm có chiều dài từ 300 – 350mm
  • Que hàn 3.2mm có chiều dài từ 350 – 400mm
  • Que hàn 4mm có chiều dài từ 400 – 450mm
  • Que hàn 5mm có chiều dài từ 400 – 450mm

Phân loại dựa theo công dụng:

  • Que hàn cắt
  • Que hàn hồ quang tay
  • Que hàn năng suất cao
  • Que hàn dưới nước

Phân loại dựa theo thành phần của thuốc bọc:

  • Que hàn óc thuốc bọc hệ axit (A)
  • Que hàn có thuốc bọc hệ bazơ (B)
  • Que hàn có thuốc bọc hệ hữu cơ (ký hiệu là C hoặc O)
  • Que hàn có thuốc bọc hệ Rutil (R)

Hướng dẫn kỹ thuật hàn que cơ bản

Để hiểu rõ hơn kỹ thuật hàn que là gì, dưới đây sẽ là các bước thực hiện:

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần hàn

Nên làm sạch bề mặt cần hàn trước khi thực hiện hàn que. Tuy nhiên, kỹ thuật hàn này lại không có yêu cầu khắt khe về vấn đề làm sạch.

Bước 2: Mồi hồ quang

Hồ quang là quá trình tạo ra dòng điện giữa vật hàn và điện cực, nó sẽ tỏa ra nhiệt lượng đủ lớn để có thể làm nóng chảy kim loại. Thông số về độ lớn của dòng hàn sẽ phải được thiết lập đúng trước khi tiến hành hàn que.

Khi thợ hàn tiến hành mồi hồ quang bằng cách di chuyển que hàn theo hướng vòng cung, cần chú ý độ dài hồ quang sao cho không vượt quá đường kính của que hàn. Nếu hồ quang có độ dài quá ngắn, hồ quang sẽ không ổn định dễ khiến vũng hàn đông cứng nhanh và tạo vảy hàn. Nếu hồ quang có độ dài quá dài còn gây tung tóe vũng hàn đông cứng chậm và dễ xuất hiện bọt khí. Điều này sẽ gây ảnh hưởng cho quá trình hàn.

Hướng dẫn kỹ thuật hàn que cơ bản

Hướng dẫn hàn hồ quang đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả (Ảnh: Internet)

Bước 3: Điều chỉnh tốc độ hàn

Tốc độ hàn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của kỹ thuật hàn que. Cần điều chỉnh tốc độ hàn sao cho hồ quang đạt một nửa chiều dài của vũng hàn. Nếu hàn với tốc độ quá chậm sẽ tạo ra mối hàn lồi, độ ngấu sẽ không đảm bảo. Nếu hàn nhanh quá sẽ làm độ ngấu của mối hàn bị giảm xuống, vảy hàn sẽ không đắp đều và không lấp đầy được vũng hàn.

Bước 4: Kiểm tra và làm sạch mối hàn

Khi đã hàn xong, thợ hàn tiến hành làm sạch mối hàn bằng cách sử dụng búa gõ sạch xỉ bám trên bề mặt mối hàn. Sau đó sẽ kiểm tra lại và sửa chữa những sai sót có trong quá trình hàn.

Cách chọn máy hàn phù hợp

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại máy hàn điện tử. Vậy để chọn được một chiếc máy hàn điện tử phù hợp nhất, cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

Đầu tiên sẽ cần xác định nguồn điện vận hành cho máy. Hiện nay, các loại máy hàn điện mini có các dòng từ 160A – 250A và thường có thiết kế dùng với cấp điện áp 1 phase 220V. Những dòng máy hàn điện tử có dòng hàn từ 250A – 500A thường sẽ có thiết kế dùng với điện áp 3 phase 380V.

Tiếp đến cần xác định thép hàn có độ dày là bao nhiêu. Việc chọn công suất của máy phù hợp với độ dày của vật hàn là điều rất cần thiết. Công suất máy có thể được tính theo công thức sau:

Công suất máy hàn (Ampe) = Độ dày cần hàn (mm)/0.025

>>> Có thể bạn quan tâm: Máy hàn điện tử là gì?

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà Hapoin cùng bạn đã tìm hiểu về hàn que là gì cũng như những điều cần biết về kỹ thuật hàn que. Hy vọng, thông qua bài viết này bạn sẽ nắm được kỹ thuật và cách hàn hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm điều gì, hãy để lại thông tin liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Jasmine Wu – Hapoin.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *