Grayscale là gì chắc hẳn là khái niệm còn khá lạ lẫm với nhiều người, tuy nhiên nó lại rất quen thuộc trong ngành dệt may, nhiếp ảnh, hội họa. Để giải quyết những thắc mắc xung quanh thuật ngữ này, mời bạn cùng đi tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh Grayscale và ứng dụng của nó trong bài viết dưới đây nhé!
Grayscale là gì?
Graysale hay còn được gọi là thước xám, xám chuẩn hay thẻ xám. Đây là một loại dụng cụ giúp kiểm tra và đánh giá độ bền màu của các sản phẩm như sản phẩm nhuộm, vải. Nhờ đó có thể kiểm tra được loại thuốc nhuộm đang dùng có hiệu quả hay không, có phai màu nhanh dưới các yếu tối tự nhiên hay không.
Màu sắc trên Grayscale sẽ chuyển đổi rất chậm, giá trị này được máy so màu quang phổ đo lại cực kỳ chính xác.
Độ bền màu của sản phẩm nhuộm thường sẽ được đánh giá bởi hai tiêu chuẩn sau:
- Sự thay đổi màu sắc của các vật mẫu trước và sau khi thử nghiệm hay còn được gọi là độ phai màu (color change).
- Màu dây lên vật liệu khác không được nhuộm và tiếp xúc với mẫu vật trong khi thử hay còn được gọi là độ dây màu (color staining).
Grayscale hay thước xám là gì (Ảnh: Internet)
Mục đích sử dụng Grayscale là gì?
Độ bền màu là khả năng kháng lại sự phai màu của vật liệu dệt dưới tác dụng của một tác động hóa học hay cơ học cụ thể nào đó.
Sản phẩm dệt may có độ bền màu kém là một trong những nguyên nhân bị khách hàng khiếu nại về chất lượng quần áo, sản phẩm dệt may phổ biến. Vì thế mà nó là tiêu chí quan trọng trong ngành may mặc và in ấn. Việc kiểm tra độ bền màu sẽ giúp chứng minh loại thuốc nhuộm đó có mang đến hiệu quả như mong muốn hoặc nhanh phai màu dưới các yếu tố của tự nhiên hay nhân tạo không?
Công cụ hỗ trợ đắc lực nhất hiện nay để kiểm tra độ bền màu chính là thước xám Grayscale.
Phân loại Grayscale
Grayscale được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: tiêu chuẩn AATCC (dành cho thị trường Mỹ), ISO (thị trường châu Âu và nhiều quốc gia khác), SDC (thị trường châu Âu), GB (thị trường Trung Quốc), JIS (thị trường Nhật Bản),… Thước xám được chia thành hai loại chính sau:
- Thước xám thay đổi theo màu hay Grayscale for color change
- Thước xám đo độ dây màu hay Grayscale for staining
Thước xám thay đổi theo màu
Đây là loại thước xám dựa trên việc so sánh mẫu thử ban đầu với mẫu thử thứ 2 đã được kiểm tra. Nếu độ tương phản quá lớn chứng tỏ độ bền màu kém, ngược lại, nếu không có sự tương phản tức là mẫu vải hay sản phẩm nhuộm đó có độ bền màu cao. Thang màu sử dụng để so sánh là màu xám.
Đặc điểm:
Grayscale thay đổi theo màu sẽ có 5 chỉ số màu xám được chia thành các cấp độ tương ứng với độ bền màu như sau:
- Cấp độ 1: Có sự tương phản màu xám cao nhất bởi độ chênh lệch màu của 2 mẫu là lớn nhất.
- Cấp độ 2, 3, 4: Có mức độ tương phản màu xám trung bình, mẫu ban đầu và mẫu đã kiểm tra có sự khác biệt ở mức trung bình và sự chênh lệch không đáng kể.
- Cấp độ 5: Có mức độ tương phản màu xám thấp nhất. Cấp số 5 này có 2 màu xám giống nhau và không đem đến sự khác biệt.
Khi đó, độ bền màu của cấp độ 1 là kém nhất, cấp độ 2, 3, 4 có độ bền màu ở mức trung bình và cấp độ 5 có độ bền màu cao nhất.
Các loại thước xám Grayscale (Ảnh: Internet)
Thước xám đo độ dây màu
Để tìm hiểu rõ hơn thước xám Grayscale là gì, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về loại Grayscale đo độ dây màu. Đây là loại thước xám được hiểu tương tự giống thước xám thay đổi theo màu với phương pháp dùng là so sánh hai mẫu thử. Mẫu ban đầu không qua kiểm tra đánh giá còn mẫu thứ hai sẽ được đem đi kiểm tra rồi đo độ chênh lệch với mẫu ban đầu. Điểm khác biệt ở chỗ, thay vì sử dụng thang màu xám thì độ dây màu sẽ được đo bằng thang màu trắng.
Đặc điểm:
Grayscale đo độ dây màu sẽ có 5 chỉ số màu trắng phân thành các cấp độ tương ứng với độ bền màu, cụ thể như sau:
- Cấp độ 1: Là cấp độ có sự tương phản cao nhất bởi độ chênh lệch màu của hai mẫu lớn nhất là màu trắng của mẫu ban đầu với màu xám của mẫu thử.
- Cấp độ 2, 3, 4: Có mức độ tưởng phản ở mức trung bình. Ở cấp độ này mẫu ban đầu và mẫu đã kiểm tra có sự khác biệt nằm ở mức trung bình, sự chênh lệch ở đây không đáng kể.
- Cấp độ 5: Đây là cấp độ có mức độ tương phản thấp nhất bởi có 2 thang trắng giống hệt nhau nên sẽ không có sự khác biệt.
Như vậy, ở cấp độ 1 cho thấy dây màu có quá nhiều hay độ bền màu của vải nhuộm là kém nhất. Cấp độ 2, 3, 4 có dây màu trung bình hay độ bền màu ở mức trung bình. Cấp độ 5 sẽ là cấp độ có độ bền màu cao nhất hay sự dây màu không có.
Ứng dụng của Grayscale là gì?
Grayscale được ứng dụng vượt trội nhất là trong ngành may mặc và in ấn. Tuy nhiên, khái niệm này cũng được sử dụng nhiều trong ngành thiết kế đồ họa và chụp ảnh. Nó có những đặc điểm sau:
- Đây là hệ thống màu đơn giản nhất với 256 cấp độ xám biến thiên từ đen đến trắng.
- Sử dụng được trong cả công nghiệp in lẫn việc thể hiện ảnh lên các thiết bị số.
- Ảnh xám (Gray image) hay còn được gọi là ảnh đơn sắc (Monochromatic) với mỗi giá trị điểm ảnh trong ma trận điểm ảnh sẽ mang giá trị từ 0 – 255.
Thước xám còn được ứng dụng phổ biến trong ngành thiết kế đồ họa (Ảnh: Internet)
Những hạn chế của Grayscale
Thước xám chỉ so sánh được một loại màu duy nhất là màu xám và hiển thị 5 chỉ số màu xám. Vì thế, để kiểm tra các màu khác như đỏ, xanh, vàng,… sẽ cần dùng đến máy so màu cầm tay hoặc tủ so màu.
- Máy so màu cầm tay: Đây là thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển đến nhiều nơi để kiểm tra và so sánh màu sắc. Thiết bị này được dùng phổ biến trong ngành dệt, thực phẩm, sơn,… với các thương hiệu được ưa chuộng như 3NH, Xrite,…
- Tủ so màu: Đây là thiết bị giúp so sánh sự khác biệt màu sắc của các loại vải hay sản phẩm nhuộm hiệu quả với độ chính xác về màu sắc tuyệt đối.
>>> Có thể bạn quan tâm: Độ Ph là gì?
Kết luận
Hy vọng những thông tin có trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn được Grayscale là gì? Đây là thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong ngành nhuộm màu để giúp cho công việc kiểm tra, quản lý chất lượng màu sắc của các loại vải hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thước xám, hãy liên hệ với Hapoin để được giải đáp nhanh chóng nhé!
Jasmine Wu – Hapoin