Động cơ khí nén là thành phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp và các ứng dụng kỹ thuật. Tuy nhiên, để hiểu về động cơ khí nén là gì và cách nó hoạt động là điều mà nhiều người còn bỡ ngỡ. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về động cơ khí nén, nguyên lý hoạt động và những ứng dụng của nó.
Động cơ khí nén là gì?
Động cơ khí nén là loại động cơ trong đó chuyển đổi năng lượng khí nén (do không khí thiên nhiên vào động cơ bị nén ở áp suất cao, tầm 3.000 3.6000 psi) sẽ trở thành cơ nang để quay rotor. Hay nói cách khác, động cơ khí nén là động cơ chuyển đổi năng lượng khí nén thành cơ năng. Nó hoạt động bằng cách sử dụng áp lực khí nén để tạo ra lực và chuyển động cơ hoặc thiết bị theo nguyên tắc Pascal.
Mô tơ máy nén khí đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu với hệ thống máy nén khí. Bởi nó giúp cung cấp năng lượng cho toàn bộ quá trình hoạt động của máy.
Motor khí nén là gì (Ảnh: Internet)
Cấu tạo của động cơ khí nén là gì?
Thông thường, một động cơ khí nén sẽ gồm có các bộ phận cơ bản sau:
- Mô tơ: Đây là bộ phận quan trọng nhất có khả năng chuyển đổi điện năng thành cơ năng để cung cấp cho các bộ phận khác có thể vận hành.
- Đầu nén: Đây là nơi xảy ra quá trình nén không khí. Đầu nén bao gồm nhiều chi tiết nhỏ hơn như bạc đạn, xilanh, pistion, tay dên, trục khuỷu,…
- Van an toàn: Bộ phận này giúp đảm bảo cho máy bơm không xảy ra tình trạng gia tăng áp suất đột ngột và tránh gây mất an toàn.
- Van xả nước: Bộ phận này đảm nhiệm chức năng loại bỏ triệt để lượng nước đọng và hơi nước lẫn trong khí nén. Điều này giúp đảm bảo cho chất lượng của nguồn khí và tránh được hiện tượng han gỉ cho các chi tiết máy và các thiết bị sử dụng nguồn khí nén.
- Đồng hồ đo áp: Đây là dụng cụ hiển thị áp lực máy giúp người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi áp suất trong quá trình động cơ vận hành.
- Dây đai và puly: Bộ phận này giúp thực hiện quá trình truyền động cơ năng từ motor đến đầu nén. Motor quay sẽ làm puly quay, dây đai trên của puly lúc này sẽ truyền cơ năng làm puly đầu nén cùng quay.
- Lọc gió: Bộ phận này giúp hạn chế bụi bẩn và cặn bã theo luồng không khí đầu vào không đi vào bên trong máy.
- Bình chứa: Hay còn gọi là bình tích áp có nhiệm vụ chứa khí nén sau khi tiến hành gia áp.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ khí nén (Ảnh: Internet)
Nguyên lý hoạt động của động cơ khí nén
Động cơ khí nén hoạt động dựa trên nguyên tắc Pascal, cụ thể như sau:
- Một luồng khí nén cung cấp áp lực khí nén thông qua đường ống đến động cơ khí nén.
- Áp lực khí nén được áp dụng lên một bề mặt hoặc piston bên trong động cơ.
- Lực áp dụng từ áp lực khí nén sẽ tác động lên piston tạo ra lực đẩy làm chuyển động piston hoặc cơ cấu khác.
- Lực đẩy này được dùng để thực hiện công việc cơ học hoặc điều khiển các quy trình theo nhu cầu ứng dụng.
Ứng dụng của động cơ khí nén là gì?
Động cơ khí nén được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp phải kể đến như:
- Trong công nghiệp tự động hóa: Động cơ khí nén được dùng trong các thiết bị tự động hóa để thực hiện các nhiệm vụ chính xác như kẹp, nâng, thao tác.
- Trong công nghiệp dầu khí: Động cơ khí nén được dùng trong các thiết bị dẫn dầu và khí, bơm, hệ thống kiểm soát.
- Trong công nghiệp thực phẩm: Động cơ khí nén an toàn cho sức khỏe, nó được dùng trong quy trình sản xuất và đóng gói thực phẩm.
- Trong y tế: Động cơ khí nén được dùng trong các thiết bị y tế như thiết bị nha khoa, máy X-quang.
- Trong ngành điện tử: Động cơ khí nén được dùng trong sản xuất và kiểm tra các sản phẩm điện tử như linh kiện điện tử và vi mạch.
Những ứng dụng của động cơ khí nén (Ảnh: Internet)
Cách bảo dưỡng động cơ khí nén giúp tăng tuổi thọ của động cơ
Khi tìm hiểu về động cơ khí nén là gì sẽ thật thiếu xót nếu chúng ta bỏ qua cách bảo dưỡng của nó.
Kiểm tra động cơ của máy định kỳ theo đúng hướng dẫn sẽ giúp chúng ta có thể phát hiện được các sự cố và hỏng hóc ở motor kịp thời. Từ đó, sẽ có cách thức để khắc phục kịp thời để máy bơm khí nén có thể hoạt động liền mạch và ổn định.
Nên kiểm tra và vệ sinh motor máy nén khí thường xuyên sau một thời gian sử dụng bởi nó có thể bị xuống cấp và hư hỏng. Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của thiết bị.
Nếu sử dụng máy nén khí trong điều kiện môi trường có nhiều bụi thải, bụi bẩn có thể bám vào cánh quạt hoặc tấm tản nhiệt. Điều này sẽ khiến máy nén làm việc không hiệu quả, motor sẽ bị nóng lên nhanh và có thể gây ra hiện tượng chập cháy.
Vì vậy, để đảm bảo động cơ luôn làm việc tốt, cần định kỳ kiểm tra kỹ lưỡng bộ phận này. Cần vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, dầu mỡ thừa bám trên motor. Hãy để động cơ nguội hoàn toàn rồi thực hiện bảo dưỡng để tránh bị bỏng hoặc gặp sự cố ngoài mong muốn.
Thay dầu bôi trơn cho motor máy nén khí đúng cách bởi motor của máy nén khí sử dụng dầu mỡ để bôi trơn các chi tiết bên trong. Nếu không sử dụng motor trong thời gian dài cần thải hết dầu cũ trong động cơ để thay dầu mới.
>>> Có thể bạn quan tâm: Xi lanh khí nén là gì?
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về động cơ khí nén là gì mà Hapoin muốn chia sẻ đến bạn. Động cơ khí nén là một phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp và các ứng dụng kỹ thuật bởi tính chính xác cao và khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Sự đa dạng và tính chất linh hoạt đã giúp nó trở thành lựa chọn hàng đầu trong tối ưu hóa quy trình và tăng hiệu suất.
Jasmine Wu – Hapoin