Trong đời sống, chắc hẳn chúng ta đã được nghe đến cụm từ độ pH khi muốn xác định tính axit hoặc bazo của một dung dịch nào đó. Vậy độ PH là gì? Cách xác định độ PH và những ảnh hưởng của độ PH trong đời sống hiện nay. Cùng khám phá tất tần tật những thông tin xoay quanh thuật ngữ độ PH trong bài viết dưới đây.

Độ PH là gì?

Độ PH là viết tắt của cụm từ power of hydrogen hay độ hoạt động của hydro còn được hiểu là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch dưới tác động của một hằng số điện ly. Tất cả các dung dịch mà tồn tại ở dạng lỏng đều sẽ có độ PH riêng, độ PH ảnh hưởng đến chất lỏng đó có lợi hoặc hại.

PH còn được định nghĩa là logarit âm của nồng độ ion hydro chạy từ 0-14 và được thể hiện bằng công thức toán học sau:

Công thức tính độ pH: pH = -log[H+]

Ở trong các nghiên cứu hoặc trong phòng thì nghiệm, hầu hết các quá trình có sự tồn tại của nước đều cần phải đo độ pH. Việc này sẽ gồm có chuẩn đoán hóa học, các thí nghiệm môi trường sinh học và kiểm tra chất lượng nước khoa học môi trường.

Các sinh vật sống đều phụ thuộc vào mức độ pH phù hợp để duy trì sự sống. Con người và sinh vật đều phải dựa vào cơ chế nội bộ để duy trì nồng độ pH nhất định.

Độ PH là gì

PH là gì? PH là viết tắt của từ gì (Ảnh: Internet)

Mục đích sử dụng độ PH là gì?

Độ PH thường dược sử dụng để phân biệt các loại dung dịch và đặc tính của các loại dung dịch đó.

Theo quy ước hiện hành, độ pH của nước lọc trung tính sẽ ở giữa thang đo có chỉ số pH là 7. Với những dung dịch có độ pH>7, đây là những dung dịch có tính kiềm (hay còn gọi là Bazơ). Ngược lại, những dung dịch có độ pH<7 thuốc nhóm dung dịch có tính axit. Khi độ pH = 0 có nghĩa là dung dịch đó có độ Axit cao nhất.

Giá trị của chỉ số pH biểu thị cho tỷ lệ H+ (ion Hidronium) đến OH- (ion Hydroxit). Vì thế mà khi tỷ lệ H+ lớn hơn OH- thì dung dịch đó mang tính axit, còn nếu tỷ lệ H+ nhỏ hơn OH- thì dung dịch đó mang tính kiềm.

Cách xác định độ PH

Sử dụng giấy quỳ tím

Khi sử dụng giấy quỳ tím để xác định xem dung dịch thuộc tính chất nào. Nếu quỳ tím chuyển từ màu tím sang đỏ thì dung dịch đó có tính axit, ngược lại, quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch đó có tính kiềm.

Ưu điểm:

  • Đây là phương pháp đơn giản nhất, chi phí thấp nhất để xác định tính chất của dung dịch. Được sử dụng trong trường học và các phòng thí nghiệm,…
  • Cho ra kết quả nhanh chóng và dễ dàng xác định độ PH mà không cần nhiều kiến thức chuyên ngành.

Nhược điểm:

Dùng quỳ tím không thể cho biết chính xác chỉ số PH cụ thể của dung dịch đó là bao nhiêu mà chỉ xác định được khoảng nào dựa vào màu sắc để phân biết tính axit, trung tính hay kiềm của dung dịch.

Cách xác định độ PH

Sử dụng quỳ tím là phương pháp đơn giản nhất để xác định độ pH (Ảnh: Internet)

Sử dụng bút đo PH

Là phương pháp ngày càng được sử dụng rộng rãi để đo độ PH của dung dịch. Trên thị trường hiện nay có 2 loại bút đo chính:

Bút đo PH nước: Là loại bút chuyên dùng để đo độ PH của dung dịch bằng cách nhúng đầu bút vào trong dung dịch cần đo, sau ít phút sẽ cho ra kết quả hiện thị chính xác độ PH của dung dịch đo. Thường được dùng để đo độ kiềm trong dung dịch.

Bút đo PH đất: là loại bút chuyên dụng để đo độ PH của các loại đất. Loại bút này sẽ giúp xác định được chính xác loại đất để có thể đưa ra quyết định loại cây trồng phù hợp với loại đất đó.

Ưu điểm:

  • Nhỏ gọn, tiện lợi dễ dàng mang theo đến bất kì đâu
  • Dễ bảo quản và kiểm tra chỉ số nhanh chóng

Nhược điểm:

Chỉ số PH đo được không được tuyệt đối như dòng máy đo để bàn

Sử dụng máy đo độ PH để bàn

Là phương pháp đo chính xác nhất hiện nay. Máy đo để bàn cho ra kết quả đo lên đến 2 số thập phân so với 1 số thập phân như các thiết bị đo thông thường.

Ưu điểm:

  • Khả năng đo độ PH chính xác với tất cả các loại dung dịch.
  • Có thể vận hành tự động và hiển thị kết quả ra màn hình cùng khả năng lưu trữ kết quả lên máy tính.

Nhược điểm:

Giá thành cao

Cách xác định độ PH

Cách đo độ PH là gì? Độ ph = 7 là axit hay bazơ? Máy đo độ pH để bàn (Ảnh: Internet)

Sử dụng bộ test PH Sera

Đây là bộ test độ PH có xuất xứ từ Đức, là thương hiệu chuyên sản xuất các thiết bị kiểm tra như chỉ số độ PH, NO2, NO3,…

Một bộ Sera đo độ PH sẽ bao gồm:

  • 01 chai thuốc thử
  • 01 ống nghiệm để test nước
  • 01 bảng màu để so sánh nồng độ PH

Ưu điểm:

  • Có thể kiểm tra nhanh nồng độ PH của môi trường nuôi trồng thủy sản như nuôi cá, tôm và các thực vật thủy sinh
  • Giá thành khá rẻ với công năng sử dụng có thể đạt tới 100 lần test.

Nhược điểm:

Chỉ sử dụng để kiểm tra độ PH trong môi trường nuôi thủy sản và không kiểm tra được ở những môi trường hay dung dịch khác.

Cách bảo quản các phương pháp đo độ PHS

Sau khi tìm hiểu khái niệm và các cách đo độ PH là gì, tiếp theo đây sẽ là những cách bảo quản các dụng cụ đo độ PH. Đối với những loại giấy thử, cần bảo quản chúng trong hộp đựng ban đầu khi mua hoặc trong các hộp kín khác. Không nên để nó tiếp xúc với độ ẩm hoặc để ở nơi có nhiệt độ khắc nghiệt.

Cần chú ý hạn sử dụng khi đem sản phẩm ra dùng, nếu có tờ hướng dẫn bảo quản cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trước khi đem ra để đo độ PH của dung dịch, hãy đo thử ở một dung dịch bất kỳ biết trước như nước lọc trung tính để kiểm tra xem hiệu quả đo lường của sản phẩm có chính xác hay không. Nếu kết quả chính xác, bạn sử dụng để đo dung dịch bình thường. Ngược lại, nếu không chính xác, hãy cân nhắc đến việc mua thiết bị đo độ PH mới.

Với các thiết bị đo độ PH bằng tay, nếu muốn bảo quản để sử dụng được lâu dài, nên tháo pin để giảm thiểu nguy cơ rò rỉ, ăn mòn, cháy nổ và hư hỏng thiết bị. Thêm một lưu ý nữa, khi bảo quản những thiết bị đo độ PH cầm tay, không nên để chúng ở những nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ khắc nghiệt.

Công dụng của độ PH trong đời sống

pH < 7 là chất gì? Độ pH của các loại thực phẩm mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày (Ảnh: Internet)

Công dụng của độ PH trong đời sống

Có khi nào bạn thắc mắc chỉ số PH của các thực phẩm mình đang dùng hàng ngày là bao nhiêu không? Nó có phù hợp với sức khỏe không? Loại nước đang uống có tính kiểm, trung tính hay axit? Sau đây sẽ là một số ví dụ xác định được chính xác độ PH trong đời sống sẽ mang lại những lợi ích gì cho con người.

  • Thịt tươi sống thường có độ PH trong khoảng từ 5.5 – 6.2, nếu thịt mua có độ pH < 5.3 thì thịt đó khả năng cao đã bị thiu và không nên mua hoặc sử dụng.
  • Da và tóc con người có độ PH dao động trong khoảng 5.5. Nếu muốn có làn da và mái tóc khỏe mạnh, nên chọn những loại mỹ phẩm có độ pH < 7. Bạn cũng có thể sử dụng nước ion axit có độ PH 5.5 để xịt lên da nhằm cấp ẩm cho làn da khỏe mạnh.
  • Nồng độ PH có trong máu là một trong những yếu tố giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe của cơ thể con người.
  • Sử dụng nguồn nước có nồng độ pH cao thường xuyên sẽ dẫn đến việc mắc các bệnh liên quan đến sỏi mật, sỏi thận,…
  • Nếu độ PH của nước quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm mòn men răng hoặc tăng ion kim loại từ các vật chứa nước. Nếu trong nước chứa các hợp chất hữu cơ kết hợp với độ PH > 8.5 thì dùng Clo khử trùng sẽ làm tạo thành hợp chất trihalomethane gây ra ung thư,…
  • Độ PH còn là nguyên nhân dẫn đến việc ăn mòn thiết bị, dụng cụ chứa nước và đường ống dẫn nước.

>>> Có thể bạn quan tâm: Độ nhớt là gì?

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Hapoin về độ PH là gì? Công thức, cách xác định độ PH và những ảnh hưởng của độ PH trong đời sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Hapoin qua website hoặc để lại liên hệ để được tư vấn rõ nhất nhé!

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *