Điểm chớp cháy là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực an toàn công nghiệp, đặc biệt là các chất lỏng dễ cháy. Điểm chớp cháy là yếu tố không chỉ giúp đảm bảo an toàn lao động mà còn hỗ trợ trong việc lựa chọn và sử dụng đúng loại chất lỏng trong sản xuất, vận chuyển và lưu trữ. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những thông tin chi tiết về điểm chớp cháy là gì để có cái nhìn toàn diện và khách quan nhất nhé!

Điểm chớp cháy là gì?

Điểm chớp cháy hay Flashpoint là gì? Đây là một thuật ngữ chỉ nhiệt độ thấp nhất tại đó một chất lỏng tạo ra hơi đủ để tạo thành hỗn hợp dễ cháy khi tiếp xúc với nguồn đánh lửa. Nói đơn giản, điểm chớp cháy là nhiệt độ mà tại đó hơi của chất lỏng sẽ bắt đầu bốc cháy khi tiếp xúc với lửa hoặc tia lửa.

Flash Point là một yếu tố quan trọng giúp xác định tính nguy hiểm của các chất lỏng dễ cháy và đánh giá sự an toàn khi sử dụng, lưu trữ. Các thông số này cũng được dùng để đánh giá tính an toàn và nguy hiểm của chất lỏng trong các ứng dụng công nghiệp và xác định thời gian cảm ứng trong động cơ. Nhờ Flashpoint có thể giúp chúng ta nhận thức về nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn. Nó có ích trong việc hỗ trợ phân loại, quản lý các chất này trong công nghiệp và đưa ra các biện pháp an toàn phù hợp để giảm thiểu rủi ro cũng như bảo vệ môi trường.

Điểm chớp cháy là gì

khái niệm điểm chớp cháy – Điểm tự cháy là gì (Ảnh: Internet)

Phân loại chất lỏng dựa trên điểm chớp cháy

Các chất lỏng thường được phân loại dựa vào điểm chớp cháy của chúng và được phân chia như sau:

  • Chất lỏng có điểm chớp cháy thấp (Dưới 37,8 độ C): Là các chất lỏng cực kỳ dễ cháy, yêu cầu có các biện pháp an toàn nghiêm ngặt khi sử dụng và lưu trữ, ví dụ như acetone, xăng,…
  • Chất lỏng có điểm chớp cháy trung bình (từ 37,8 độ C – 93,3 độ C): Đây là những chất lỏng vẫn có nguy cơ cháy nhưng ít nguy hiểm hơn so với loại có điểm chớp cháy thấp, ví dụ: dầu diesel.
  • Chất lỏng có điểm chớp cháy cao (trên 93,3 độ C): Là những chất lỏng ít có nguy cơ cháy, thường được dùng trong các môi trường công nghiệp yêu cầu độ an toàn cao, ví dụ: dầu bôi trơn.

Phân loại điểm chớp cháy

Sau khi đã tìm hiểu về điểm chớp cháy là gì, cùng tìm hiểu các loại điểm chớp cháy để hiểu rõ hơn về nó. Có hai loại điểm chớp cháy thường được dùng để đo và đánh giá tính chất cháy của chất lỏng bao gồm:

  • Điểm chớp cháy cốc hở (Open Cup Flash Point – COC): Đây là điểm được đo bằng thiết bị đo độ chớp cháy Cleveland Open Cup (COC). Thiết bị này sử dụng cốc hở, mẫu chất lỏng sẽ được đặt bên trong và tiến hành nung nóng. Khi nhiệt độ đạt đến điểm chớp cháy, chất lỏng sẽ tự bốc hơi và tạo thành hỗn hợp dễ cháy với không khí. Điểm chớp cháy cốc hở thông thường sẽ cao hơn so với cốc kín.
  • Điểm chớp cháy cốc kín (Closed Cup Flash Point): Thiết bị chuyên dụng dùng để đo điểm chớp cháy này là cốc kín Pensky Martens. Mẫu chất lỏng sẽ được đặt trong cốc kín và nung nóng. Khi đạt đến nhiệt độ tại flashpoint, chất lỏng sẽ bốc hơi và tạo thành hỗn hợp dễ cháy với không khí. So với cốc hở, điểm chớp cháy cốc kín thường thấp hơn và ít chính xác hơn.

Cả hai điểm chớp cháy này đều cung cấp thông tin quan trọng về mức độ dễ cháy của chất lỏng. Trong đó, điểm chớp cháy cốc kín thường được lựa chọn phổ biến hơn trong các ứng dụng công nghiệp và an toàn hóa chất.

Phân loại điểm chớp cháy

Nhiệt độ bắt cháy cốc kín là gì – Phân loại điểm chớp cháy (Ảnh: Internet)

Tại sai điểm chớp cháy lại quan trọng?

Điểm chớp cháy giúp các nhà quản lý, kỹ sư và nhân viên an toàn hiểu rõ về nguy cơ cháy nổ của chất lỏng trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ. Dựa trên các thông tin về điểm chớp cháy sẽ đưa ra được các biện pháp an toàn phù hợp trong khâu lựa chọn thiết bị, thiết lập khoảng cách an toàn và quản lý môi trường phù hợp.

Ngoài ra, điểm chớp cháy còn được dùng trong việc phân loại và ghi nhãn cho các sản phẩm hóa chất theo quy định của các tổ chức an toàn như NFPA, OSHA và GHS. Ghi nhãn chính xác sẽ giúp ích trong việc cảnh báo người dùng về những mối nguy hiểm tiềm tàng, từ đó ngăn ngừa được các tai nạn cháy nổ có thể xảy ra.

Ý nghĩa của điểm chớp cháy là gì?

Điểm chớp cháy có nhiều ý nghĩa và mang đến nhiều lợi ích nổi bật với nhiều nhóm ngành công nghiệp. Sau đây là một số tác dụng đáng kể của điểm chớp cháy:

  • Phân biệt các chất lỏng hữu cơ dễ cháy: Điểm chớp cháy là đặc trưng quan trọng được dùng để phân biệt các chất lỏng hữu cơ dễ cháy và xác định loại chất hữu cơ đó. Thông qua việc xác định điểm chớp cháy của một chất lỏng, tiến hành so sánh với các giá trị chuẩn đã biết sẽ xác định được tên của loại chất cần tìm.
  • Phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy: Thông qua việc phân loại điểm chớp cháy có thể xác định đâu là loại chất lỏng dễ cháy. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá tính an toàn và xác định được các biện pháp phòng cháy và chữa cháy phù hợp trong quá trình làm việc với các loại chất lỏng.
  • Ứng dụng trong các quy định an toàn và vận chuyển: Flash point còn được dùng trong rất nhiều các quy định an toàn và vận chuyển, đặc biệt là trong hàng hóa nguy hiểm. Điểm chớp cháy cũng là yếu tố dùng để xác định các loại bao bì và chứng chỉ an toàn phù hợp khi vận chuyển.
  • Lựa chọn loại tinh dầu phù hợp: Có thể dựa vào điểm chớp cháy để lựa chọn ra loại tinh dầu phù hợp với mục đích sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Làm xà phòng handmade: Việc pha trộn các thành phần và kích hoạt quá trình sapinification khi làm xà phòng cần đến nhiệt độ cao. Việc lựa chọn loại tinh dầu có điểm chớp cháy cao hay thấp đều ảnh hưởng đến màu sắc và quá trình của sản phẩm. Trong đó, tinh dầu có điểm chớp cháy thấp sẽ giúp ổn định màu sắc của xà phòng. Tuy nhiên cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn và giữ nhiệt độ trong giới hạn cho phép khi làm việc.
  • Miêu tả những nguy hiểm về hỏa hoạn: Điểm chớp cháy cũng là một trong những yếu tố để đánh giá nguy hiểm của chất lỏng. Thông qua việc xác định độ chớp cháy cao hay thấp và các yếu tố khác như nhiệt lượng, tình bền của chất lỏng, khả năng lan truyền lửa, tỷ lệ hỗn hợp chất lỏng để đánh giá mối nguy hiểm về hỏa hoạn.

Ý nghĩa của điểm chớp cháy

Ý nghĩa và đặc điểm của điểm chớp cháy (Ảnh: Internet)

Ứng dụng của điểm chớp cháy là gì trong các ngành công nghiệp sẽ được Hapoin giải đáp ngay sau đây. Flash point được ứng dụng cụ thể như sau:

  • Trong ngành dầu khí: Điểm chớp cháy của các sản phẩm dầu mỏ như dầu diesel, xăng là thông số quan trọng để quản lý và xử lý an toàn.
  • Trong ngành hóa chất: Flashpoint có vai trò to lớn trong việc phân loại, ghi nhãn và lưu trữ các hóa chất dễ cháy.
  • Ngành sản xuất: Hỗ trợ trong việc thiết kế, lựa chọn các thiết bị chứa và vận chuyển an toàn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn ROHS là gì?

Kết luận

Trên đây là những thông tin về điểm chớp cháy là gì và vai trò của nó trong các ngành công nghiệp. Có thể thấy, điểm chớp cháy là một thông số quan trọng giúp xác định mức độ nguy hiểm của các chất lỏng dễ cháy trong công nghiệp. Việc hiểu, nắm được và quản lý tốt điểm chớp cháy sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, bảo vệ an toàn cho con người và tài sản. Vì vậy, cần phải lưu ý và kiểm soát chặt chẽ các chất lỏng nguy hiểm trong quá trình sản xuất và sử dụng.

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *