Cân phân tích được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong viện nghiên cứu hay các nhà máy sản xuất. Đây là thiết bị cho phép đo ở mức rất nhỏ với sai số cực kỳ thấp. Vậy cân phân tích là gì? Cùng Hapoin tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh loại cân này trong bài viết dưới đây.

Cân phân tích là gì?

Cân phân tích là loại cân điện tử tiểu ly được sử dụng để đong đo và xác định trọng lượng của một vật trong phạm vi dưới miligam. Thiết bị này có thiết kế rất tinh tế cho phép thực hiện những phép đo nhanh, cho ra kết quả chính xác cao từng 0.1 với sai số cực kỳ nhỏ mà loại cân truyền thống không thể đo được. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong phòng thí nghiệm, nơi mà đòi hỏi sự chính xác cao của mỗi chất.

Ưu điểm của cân phân tích là gì?

  • Kích thước nhỏ gọn với mẫu mã đa dạng
  • Kết quả thu được nhanh chóng trên màn hình với thông số chính xác
  • Có thiết kế vững chắc giúp hoạt động không bị gián đoạn và dễ dàng vệ sinh
  • Có phần mềm cài đặt, lưu thông số và có thể lưu trữ kết quả

Cân phân tích là gì

Tìm hiểu về cân phân tích điện tử là gì (Ảnh: Internet)

Phân loại cân phân tích

Dựa theo khả năng phân tích chính xác và mức độ sai số thì cân phân tích sẽ được chia ra thành các loại dưới đây:

  • Cân phân tích 1 số lẻ: Là loại cân kỹ thuật điện tử có khả năng cân chính xác với độ phân giải 0.1g
  • Cân phân tích 2 số lẻ: Là loại có khả năng cân các mẫu vật có trọng lượng nhỏ với độ phân giải là 0.01g.
  • Cân phân tích 3 số lẻ: Là loại thiết bị cân điện tử cho ra kết quả có độ chính xác cao, sai số đọc lên đến 3 số lẻ 0.001g.
  • Cân phân tích 4 số lẻ: Là loại cân có khả năng xác định trọng lượng đến hàng 4 số lẻ đạt độ đọc và độ phân giải lên đến 0.0001g.
  • Cân phân tích 5 số lẻ: Là loại cân có khả năng đạt tới độ đọc và bước nhảy lên đến 0.00001g.

Nhờ có độ sai số cực kỳ nhỏ, độ phân giải chính xác cao mà cân phân tích được ứng dụng phổ biến trong các viện nghiên cứu, phòng thì nghiệm, trường học hay những công ty chuyên về chế tạo, hóa chất.

Phân loại cân phân tích

Độ chính xác của cân phân tích là gì (Ảnh: Internet)

Quy trình hiệu chuẩn cân phân tích

Vậy, hiệu chuẩn cân phân tích là gì? Hiệu chuẩn là quá trình so sánh định lượng để kiểm tra chất lượng cũng như hiệu quả đo lường của cân. Hiệu chỉnh diễn ra đúng hạn sẽ giúp cân có chất lượng luôn ổn định, đảm bảo được chất lượng và quá trình làm việc xuyên suốt. Bên cạnh đó, hiệu chuẩn còn giúp kịp thời phát hiện khi thiết bị chất lượng xuống cấp hoặc hư hỏng.

Các phép hiệu chuẩn

Để có thể đánh giá được tình trạng cân phân tích chính xác và hiệu quả, quy trình này sẽ được tiến hành thông qua các phép hiệu chuẩn dưới đây:

  • Kiểm tra kỹ thuật
  • Kiểm tra độ lặp
  • Kiểm tra đo lường
  • Kiểm tra sai số gần Max
  • Kiểm tra độ lệch tâm
  • Kiểm tra độ đúng

Phương tiện hiệu chuẩn

Phương tiện dùng để hiệu chuẩn cân phân tích gồm có:

  • Ẩm kế
  • Bộ quả cân chuẩn

Điều kiện hiệu chuẩn

Để chuẩn bị cho quá trình hiệu chuẩn, cần chuẩn bị phòng lab đảm bảo chính xác các điều kiện dưới đây:

  • Địa điểm hiệu chuẩn cần đủ sáng, tránh xa các nguồn sinh gió, sinh nhiệt và không bị rung động.
  • Nhiệt độ và độ ẩm nơi hiệu chuẩn cần đảm bảo các điều kiện như sau:
  • Độ ẩm (40 ÷ 70)%RH
  • Nhiệt độ (23 ± 2) độ C
  • Nên hiệu chuẩn cân tại địa điểm sử dụng

Chuẩn bị cho quá trình hiệu chuẩn

Việc hiệu chuẩn sẽ diễn ra theo những bước sau đây:

  • Vệ sinh cân sạch sẽ
  • Đặt cân lên mặt phẳng chắc chắn và điều chỉnh thăng bằng
  • Bật nguồn để máy sấy ít nhất 30 phút hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất.
  • Tiến hành mở cửa buồng cân để nhiệt độ trong buồng cân cân bằng với môi trường.

Tiến hành hiệu chuẩn

Sau khi đã tìm hiểu quá trình hiệu chuẩn cân phân tích là gì, tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành hiệu chuẩn cụ thể như sau:

Kiểm tra bên ngoài: Cân phân tích sẽ cần đáp ứng được những yêu cầu về bề ngoài như: có nhãn ghi thông số về nơi sản xuất, số máy, giá trị độ chia, Max, đầy đủ các bộ phận và phụ kiện cần thiết, bộ phận tiếp nhận tải phải cứng, vững không bị vướng bởi các bộ phận khác, bộ phận chỉ thị phải đảm bảo rõ ràng và đọc được chính xác.

Kiểm tra kỹ thuật: Bước này sẽ gồm các quá trình:

  • Kiểm tra tài liệu kỹ thuật của cân để xác định được hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ (TK) do nhà sản xuất cung cấp.
  • Tái khởi động cân 3 lần, mức tương đương với (80 ÷ 100) % của Max.

Trong quá trình tái khởi động thì cân phải hoạt động bình thường. Với loại cân có chức năng hiệu chỉnh bằng quả cân bên trong cần phải cho cân thực hiện chức năng này. Chức năng đó phải đảm bảo hoạt động bình thường. Với loại cân không có chức năng hiệu chỉnh bằng quả cân bên trong, cần phải có cơ cấu niêm phong để năng cản điều chỉnh độ đúng của cân.

Kiểm tra đo lường: 

  • Kiểm tra độ lặp lại
  • Kiểm tra độ lệch tâm
  • Kiểm tra sai số gần Max
  • Kiểm tra độ đúng

Ước lượng độ không đảm bảo đo sẽ căn cứ trên các thành phần độ không đảm bảo đo như độ lặp lại, giá trị độ chia tại Max, giá trị độ chia tại điểm “0”, độ lệch tâm, độ đúng, quả cân chuẩn và nhiệt độ khi sử dụng.

Chu kỳ hiệu chuẩn cân phân tích rơi vào khoảng 12 tháng.

Quy trình hiệu chuẩn cân phân tích

Hướng dẫn hiệu chuẩn cân phân tích (Ảnh: Internet)

Những lưu ý khi sử dụng cân phân tích là gì?

Để cân phân tích hoạt động với độ ổn định và chính xác cao thì cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Kiểm tra độ thăng bằng của cân bằng giọt nước, đảm bảo cho giọt nước nằm ở giữa vòng tròn giới hạn.
  • Không tự ý xê dịch cân khi chưa được phép.
  • Không cân những mẫu chất vừa nung nóng hoặc mới sấy mà cần để chúng hạ nhiệt về mức nhiệt độ phòng.
  • Không đặt mẫu chất cân lệch với vị trí giữa đĩa cân để thu được kết quả chuẩn xác.
  • Không tác động tránh làm thay đổi đột ngột khối lượng mẫu chất khi cân đang hoạt động.
  • Mẫu vật cân có khối lượng phải phù hợp với giới hạn cho phép của cân.
  • Không được để hóa chất lên cân trực tiếp, cần đặt vào thuyền cân, giấy cân hoặc cốc chuyên dụng.
  • Với những loại chất lỏng không bay hơi, chất rắn không hút ẩm có thể đựng chúng trong lọ cân hoặc cốc nhỏ sạch, khô ráo.
  • Với những loại chất lỏng dễ bay hơi như axeton, hexan hay chất rắn hút ẩm như natri hidroxit cần đặt chúng trong lọ cân có nắp đậy kín.
  • Không làm vương vãi hóa chất lên cân nhất là phần mặt đĩa, nếu bị dây ra cần dùng khăn khô lau sạch ngay lập tức.
  • Mở nguồn cân trước khi sử dụng từ 15 – 20 phút để cân có thời gian làm nóng.
  • Khi không sử dụng, cần tắt nguồn cân và ngắt nguồn điện trước khi làm sạch.
  • Sử dụng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Thường xuyên hiệu chuẩn và kiểm định cân định kỳ để cân hoạt động chính xác.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kính hiển vi quang học là gì?

Kết luận

Cân phân tích là một loại thiết bị không thể thiếu trong các phòng thì nghiệm, các công ty sản xuất thực phẩm, dược phẩm hay bệnh viện. Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu rõ ràng hơn cân phân tích là gì và những tính năng cũng như cách hiệu chuẩn cân đúng. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại cho chúng tôi để đượuc giải đáp một cách nhanh nhất nhé!

Jasmine Wu – hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *