Hàn điện tiếp xúc là phương pháp hàn có năng suất cao, thường được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như chế tạo ô tô, máy bay, hàn đường ray, sản xuất dụng cụ đo và cắt, trong các lĩnh vực sản xuất sản phẩm tiêu dùng,… Để hiểu rõ hơn về phương pháp hàn điện tiếp xúc là gì? Cùng theo dõi bài viết sau đây!

Hàn điện tiếp xúc là gì?

Hàn điện tiếp xúc là một trong những phương pháp hàn tiên tiến không sử dụng đến que hàn hay chất trợ dung mà vẫn đảm bảo được mối hàn chất lượng. Phương pháp này đã được cơ khí và tự động hóa, máy hàn tiếp xúc có thể được tích hợp trực tiếp trong dây chuyền sản xuất. Nhờ đó mà hàn điện tiếp xúc được ứng dụng rất phổ biến trong quá trình sản xuất hàng loạt và sản xuất khối lượng lớn.

Nguyên lý hoạt động của hàn điện tiếp xúc là gì? Phương pháp này dựa trên nguyên lý tạo ra nhiệt độ khi dòng điện đi qua điện trở tại bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết hàn (nguồn nhiệt Jun-lenxơ Q = RI 2Y). Sau khi nung nóng khu vực hàn sẽ đạt đến trạng thái dẻo. Quá trình này được thực hiện bằng các ngắt dòng điện và áp dụng một lực ép thích hợp để nối hai chi tiết cần hàn lại với nhau. Dòng điện sử dụng trong hàn điện tiếp xúc là dòng điện xoay chiều, trong đó, điện áp, cường độ dòng hàn sẽ dựa theo chiều dày của vật liệu hàn để điều chỉnh.

Phương pháp này có điểm nổi bật là thời gian nung chảy rất nhanh, chỉ mất vài trăm phần trăm giây nhờ có cường độ dòng điện lớn.

Hàn điện tiếp xúc là gì

Tìm hiểu đặc điểm của hàn điện tiếp xúc (Ảnh: Internet)

Ưu nhược điểm của phương pháp hàn điện tiếp xúc

Để hiểu rõ hơn về phương pháp hàn điện tiếp xúc là gì, cùng tìm hiểu rõ hơn về những ưu và nhược điểm của phương pháp này nhé!

Ưu điểm

  • Nhanh chóng: Quá trình hàn thường rất nhanh, đặc biệt là hàn điểm, điều này giúp nâng cao hiệu suất sản xuất.
  • Không cần đến chất trợ dung hay que hàn: Điều này giúp giảm thiểu chi phí vật liệu và giữ cho môi trường làm việc được sạch sẽ.
  • Hiệu suất nhiệt độ cao: Hàn điện tiếp xúc có thể tạo ra nhiệt độ rất cao tại điểm tiếp xúc sẽ giúp cho mối hàn nhanh chóng và chặt chẽ.
  • Tự động hóa dễ dàng: Quá trình hàn điện tiếp xúc có thể dễ dàng tự động hóa, điều này làm giảm thiểu sự phụ thuộc vào sức lao động và làm tăng tính ổn định trong sản xuất hàng loạt.
  • Ít tạo ra chất thải: Hàn điện tiếp xúc tạo ra ít chất thải hơn so với nhiều phương pháp hàn khác nên không gây ra ô nhiễm môi trường.

Ưu nhược điểm của phương pháp hàn điện tiếp xúc

Ưu điểm của phương pháp hàn điện tiếp xúc là gì (Ảnh: Internet)

Nhược điểm

  • Hạn chế về dạng hàn: Phương pháp hàn này thích hợp với các ứng dụng hàn đơn giản, có chiều dày vật liệu không quá lớn.
  • Khả năng hàn với các vật liệu đặc biệt bị hạn chế: Với các vật liệu có khả năng dẫn điện thấp hoặc không dẫn điện có thể không phù hợp để sử dụng phương pháp hàn này.
  • Yêu cầu chính xác và sạch sẽ: Đôi khi để có mối hàn chất lượng, cần đảm bảo được sự chính xác và sạch sẽ cao trong quá trình chuẩn bị và thực hiện.
  • Chi phí cao: Máy hàn điện tiếp xúc và các thiết bị liên quan có thể cần chi phí đầu tư ban đầu cao.
  • Giới hạn về vùng hàn lớn: Hàn điện tiếp xúc không thích hợp để hàn các vùng lớn hoặc khi cần đến mối hàn liên tục dài.

Ứng dụng của hàn điện tiếp xúc

Vậy ứng dụng của phương pháp hàn điện tiếp xúc là gì? Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp nhờ ưu điểm tốc độ nhanh, hiệu quả và tự động hóa. Cùng Hapoin điểm qua những ứng dụng phổ biến của phương pháp này nhé.

Ứng dụng của hàn điện tiếp xúc

Hàn điện tiếp xúc được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau (Ảnh: Internet)

  • Trong chế tạo ô tô: Hàn điện tiếp xúc thường được dùng trong việc nối các tấm kim loại trong sản xuất ô tô, bao gồm cả kết nối các thành phần của cửa, động cơ, khung xe và các bộ phận khác.
  • Trong chế tạo máy bay: Hàn điện tiếp xúc được dùng để kết nối và làm chặt những thành phần trong cấu trúc máy bay.
  • Trong chế tạo dụng cụ đo và cắt: Phương pháp hàn này được ứng dụng trong sản xuất các dụng cụ cắt, đo và các thiết bị đo lường khác.
  • Trong chế tạo điện tử: Phương pháp hàn điện tiếp xúc được dùng để nối các linh kiện và kết nối điện trong lắp ráp và sản xuất các sản phẩm điện tử.
  • Trong chế tạo điện gia dụng: Hàn điện tiếp xúc được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm điện gia dụng như máy giặt, ti vi, tủ lạnh.
  • Trong chế tạo dụng cụ điện: Hàn điện tiếp xúc được ứng dụng trong sản xuất các loại ổ cắm, công tắc, dây điện để tạo ra mối hàn chặt chẽ và dẫn điện tốt.
  • Trong chế tạo hạt máy: Phương pháp hàn này được dúng trong việc nối và gia công các chi tiết kim loại nhỏ trong sản xuất hạt máy.
  • Trong xây dựng: Hàn điện tiếp xúc gần đây được ứng dụng khá phổ biến trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong lắp ráp và kết nối các phần kim loại của cấu trúc xây dựng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Máy đo tính hàn Rhesca 5200TN

Kết luận

Trên đây, chúng ta đã cùng đi tìm hiểu về hàn điện tiếp xúc là gì và những ưu, nhược điểm cụ thể của phương pháp hàn này. Đây là phương pháp hàn được áp dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công nghệ hàn điện tiếp xúc và những ứng dụng của nó.

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *