Trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước đang sử dụng có chất lượng hay không sẽ không thể thiếu được chỉ số ORP. Đây là chỉ số quan trong giúp nhà sản xuất trong việc cải tiến công nghệ tạo nước kiềm. Vậy chỉ số ORP là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe con người? Cùng đi tìm hiểu chi tiết về ORP trong bài viết sau đây nhé!

Chỉ số ORP là gì?

ORP là viết tắt của cụm từ Oxygen Reduction Potential, là một chỉ số đo lường khả năng oxy hóa hoặc khử trong một dung dịch hóa học hay còn được gọi là chỉ số đo lường mức độ oxy hóa. Được biểu diễn dưới dạng điện thế, ORP là một phép đo quan trọng để hiểu được sự biến đổi của tính chất hóa học trong một môi trường cụ thể. Đơn vị đo chỉ số ORP được tính bằng mini vôn (mV).

Bên trong cơ thể chúng ta sẽ liên tục xảy ra sự trao đổi electron. Để đạt được sự cân bằng, các chất không có hoặc thiếu điện tử sẽ tìm mọi cách để có electron, các chất này còn được gọi là chất oxy hóa. Ngược lại, còn các chất dư điện tử có thể cho electron cho các chất khác được gọi là chất khử hay chất chống oxy hóa.

Như vậy, chỉ số ORP dương sẽ cho biết được hợp chất đó là chất oxy hóa. Chỉ số ORP dương càng cao chứng tỏ mức độ oxy hóa càng lớn. Ngược lại, chỉ số ORP âm cho biết đó là chất khử, ORP âm càng thấp nghĩa là mức độ chống oxy hóa càng lớn.

Chỉ số ORP là gì

Chỉ số mV là gì – Chỉ số ORP trong nước (Ảnh: Internet)

Cách đo ORP

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa của chỉ số ORP là gì, cùng tìm hiểu xem cách đo chỉ số này nhé! Đo chỉ số ORP thường sử dụng một thiết bị gọi là ORP meter hoặc redox meter. Kết quả sẽ được đo bằng một đơn vị đo là mV (mili volts). Khi giá trị ORP tăng cho thấy sự gia tăng của tính chất oxy hóa. Ngược lại, giá trị ORP giảm là dấu hiệu của sự tăng tính khử.

Tác dụng của chỉ số ORP là gì?

Việc đo chỉ số ORP trong nước sẽ giúp xác định được tính chất và tình trạng nước trong gia đình. Nếu ORP dương, nghĩa là nguồn nước có tính axit, nếu sử dụng lâu dài nguồn nước chứa nhiều chất oxy hóa này thì hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ mất cân bằng khiến sức khỏe suy yếu và có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Việc xác định chỉ số ORP trong nước cao hay nước mang tính axit nhiều sẽ là tiền đề để có thể đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp như sử dụng chất chống oxy hóa, chất khử, máy lọc nước.

Vậy chỉ số ORP bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?

Chỉ số ORP trong nước hay thực phẩm nếu có chỉ số âm càng lớn thì càng tốt cho sức khỏe. Với ORP âm nghĩa là trong nước chứa nhiều chất chống oxy hóa. Điều này giúp làm trẻ hóa các tế bào trong cơ thể, từ đó có thể phòng tránh nhiều bệnh tất đặc biệt là bệnh do sự oxy hóa gây nên như dạ dày, tiểu đường, ung thư,…

Tác dụng của chỉ số ORP là gì

Chỉ số ORP bao nhiêu là tốt – mV trong nước là gì (Ảnh: Internet)

Cách bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể

Thức ăn và nước uống là hai phương pháp bổ sung chất chống oxy hóa hiệu quả và an toàn cho cơ thể.

Thông qua thực phẩm

Những thực phẩm có chỉ số ORP âm sẽ mang lại khả năng chống oxy hóa tốt. Vậy cách bổ sung chỉ số ORP là gì thông qua thực phẩm? Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:

  • Quả việt quất: Đây là loại quả có tính chống oxy hóa cực kỳ cao, tính chống oxy hóa thể hiện ngay từ màu tím thẫm của quả. Không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da, trong quả việt quất có hàm lượng lớn hợp chất Anthocyanin là chất có khả năng làm giảm cholesterol LDL, huyết áp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đặc biệt, khi ăn một nắm quả việt quất sẽ có thể chống lại quá trình oxy hóa cao gấp nhiều lần việc ăn chuối hay táo.
  • Gạo lứt: Gạo lứt được coi là thần dược chống oxy hóa, là thực phẩm chứa chỉ số ORP khá thấp rất dễ tìm mà giá thành lại rẻ. Sử dụng gạo lứt thường xuyên sẽ giúp cơ thể trẻ trung, nhiều năng lượng.
  • Súp lơ: Súp lơ hay bông cải xanh là thực phẩm giàu tính chống oxy hóa và chất xơ. Trong súp lơ chứa nhiều carotenoid, zeaxanthin, beta-carotene và lutein. Đây là những chất diệt sạch các chất oxy hóa.
  • Lúa mạch: Đây là một trong những loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời là nguồn thực phẩm chứa dồi dào chất chất chống oxy hóa.
  • Chocolate đen: Socola đen chứa hàm lượng cacao là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Đây cũng là thực phẩm hoàn hảo giúp cung cấp năng lượng với những người đang trong quá trình giảm cân.
  • Quả kỳ tử: Đây là loại quả được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và đông y ở các nước châu Á. Chúng chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào và khả năng chống oxy hóa mạnh. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nồng độ chất chống oxy hóa trong máu ở những người cao tuổi tăng lên 57% chỉ sau 90 ngày sử dụng sữa kỳ tử.

Cách bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể

Cách bổ sung chất chống oxy hóa thông qua thực phẩm (Ảnh: Internet)

Thông qua nguồn nước

Việc tìm hiểu chỉ số ORP là gì trên đây có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác dụng của chỉ số ORP trong nước. Chúng ta có thể bổ sung chất chống oxy hóa thông qua nguồn nước uống hàng ngày bằng cách sau:

  • Sử dụng nước ion kiềm giàu hydro có chỉ số ORP âm. Nên bổ sung nguồn nước ion kiềm giàu hydro hàng ngày để có thể tăng cường thêm các chất chống oxy hóa và trung hòa được axit dư thừa trong cơ thể.
  • Sử dụng nguồn nước giàu hydro còn giúp loại bỏ các gốc tự do có hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa của mô và tế bào giúp tạo bề mặt thông thoáng để tăng cường oxy, dinh dưỡng. Nhờ vậy, các tế bào sẽ thải ra axit lactic giúp ngăn ngừa lão hóa và tăng sức đề kháng.
  • Hiện nay, rất nhiều loại máy lọc nước đã được trang bị thêm công nghệ tạo nước kiềm (giàu hydro) để tăng cường các chất chống oxy hóa cho nguồn nước.

Ứng dụng của chỉ số ORP là gì

Chỉ số ORP giúp đánh giá và kiểm soát được nguồn nước, thực phẩm cho con người (Ảnh: Internet)

Ứng dụng của chỉ số ORP là gì?

  • Trong ngành xử lý nước: Việc đo chỉ số ORP sẽ giúp kiểm soát được chất lượng nước, đặc biệt là trong hệ thống cung cấp nước, ao, hồ bơi.
  • Trong công nghiệp hóa chất: ORP được dùng để giám sát và kiểm soát quy trình hóa chất giúp đảm bảo môi trường phản ứng được duy trì ổn định.
  • Chế biến thực phẩm: Trong sản xuất thực phẩm và đồ uống, việc đo ORP có thể đảm bảo được môi trường làm việc đủ ổn định cho quá trình sản xuất.
  • An toàn thực phẩm: Việc đo ORP trong ngành thực phẩm sẽ giúp giữ cho môi trường làm việc được ổn định và có thể ngăn chặn các vấn đề về an toàn thực phẩm.
  • Quản lý quy trình hóa chất: Sử dụng ORP sẽ giúp kiểm soát các quy trình hóa chất, làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các phản ứng không mong muốn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Độ đục là gì?

Kết luận

Bài viết trên đây, Hapoin đã cùng bạn đọc đi tìm hiểu chi tiết về chỉ số ORP là gì và tầm quan trọng của nó. ORP là một chỉ số quan trọng đối với các lĩnh vực như công nghiệp hóa chất, xử lý nước và chế biến thực phẩm. Việc đo chỉ số ORP không chỉ giúp kiểm soát được chất lượng nước, chất lượng môi trường mà còn giúp đảm bảo an toàn, sự hiệu quả trong các quy trình sản xuất và xử lý.

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *