Polymer là một khái niệm phổ biến trong ngành công nghiệp và khoa học vật liệu, nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Polymer là cái tên không còn quá xa lạ với chúng ta khi mà nó được tìm thấy trong nhiều mặt hàng đồ chơi, gia dụng hay vật liệu xây dựng trong đời sống. Vậy Polymer là gì? Nó có tính chất và ứng dụng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây!
Polymer là gì?
Polymer là khái niệm chỉ các hợp chất có khối lượng phân tử lớn, trong cấu trúc có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản. Những mắt xích này được nối với nhau thông qua liên kết cộng hóa trị. Có nghĩ là hai hoặc nhiều phân tử được nối với nhau và có chung một cặp electron.
Polymer là hợp chất hóa học được tạo thành từ nhiều đơn vị lặp lại gọi là monomer. Monomer hay mo-no-me là một đơn phân tử có khả năng liên kết với ít nhất hai đơn phân tử khác. Quá trình mà chúng liên kết lại với nhau được gọi là quá trình polyme hóa. Trong đó, hai phân tử riêng lẻ của hai loại giống hoặc khác nhau sẽ kết hợp lại với nhau. Liên kết này là liên kết cộng hóa trị. Khi liên kết này diễn ra sẽ hình thành các phân tử lớn hơn gọi là polyme.
Polymer có cấu trúc liên kết mắt xích nếu liên kết một mo-no-me với hai phân tử khác nhau. Hoặc có cấu trúc liên kết chữ thập nếu một monomer liên kết từ ba hoặc nhiều hơn ba phân tử.
Tìm hiểu chi tiết về hợp chất Polymer (Ảnh: Internet)
Tính chất đặc trưng của Polymer là gì?
Tính chất vật lý của Polymer
- Polymer tồn tại ở dạng chất rắn, không bay hơi và không có nhiệt độ nóng chảy xác định mà nóng chảy ở một nhiệt độ khá rộng.
- Khi Polymer nóng chảy, đa số polime sẽ cho chất lỏng nhớt, khi nguội sẽ rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Một số loại polime không nóng chảy khi đun mà bị phân hủy còn gọi là chất nhiệt rắn.
- Hầu hết các polymer sẽ không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường.
Tính chất hóa học của Polymer
Polymer có thể tham gia được các phản ứng như: Phân cách mạch, tăng mạch cacbon và giữ nguyên mạch.
Phản ứng phân cách mặc polymer:
- Polymer trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp thành các đoạn ngắn, cuối cùng sẽ thành monome ban đầu.
- Nguyên nhân là do Polymer có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân hoặc một số polymer khác bị oxy hóa cắt mạch.
Phản ứng giữ nguyên mạch polymer:
Những polymer có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch, chúng có thể tham gia các phản ứng đặc trưng của liên kết đôi và của nhóm chức đó.
Phản ứng tăng mạch polymer:
Khi ở điều kiện thích hợp (chất xúc tác, nhiệt độ,…) thì các mạch polymer có thể nối với nhau thành mạng lưới hoặc mạch dài hơn. Ví dụ như các phản ứng lưu hóa chuyển cao su thành cao su hóa hay chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit,…
Tính chất hóa học của polime (Ảnh: Internet)
Đặc điểm của Polymer
Đặc điểm của Polymer là gì? Đây là những vật liệu nhựa dẻo, mỗi polymer sẽ có tính chất riêng biệt nhưng chúng đều sẽ có những đặc điểm sau:
Polymer có khả năng tái chế cao
Đa số các chất lỏng hóa chất như dung dịch, chất tẩy rửa, làm sạch,… đều được đựng trong các vật liệu bằng nhựa mà không hề có tác dụng phụ nào.
Polymer không dẫn nhiệt và dẫn điện
- Có thể thấy, tất cả các thiết bị, ổ cắm điện, dây điện, hệ thống dây diện đều được làm hoặc phủ vật liệu polymer đã chứng tỏ khả năng không dẫn điện của chúng.
- Khả năng chịu nhiệt của polymer cũng được thể hiện rõ đặc biệt là sử dụng các vật dụng trong nhà bếp như nồi, chảo xử lý làm bằng polyme, lõi xốp của tủ đá và tủ lạnh, làm mát, ly cách nhiệt,…
Polymer có trọng lượng nhẹ
So với mật độ của bê tông, đá, đồng, thép, nhôm thì tất cả các loại nhựa đều là vật liệu nhẹ. Tuy nhiên chúng lại được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành nghề.
Polymer có màu sắc vô cùng đa dạng
Polymer có thể được chế tạo để thay cho sợi bông, len, lụa, sứ, đá cẩm thạch, nhôm hoặc kẽm. Polymer có thể được tái tạo nhiều lần với nhiều màu sắc khác nhau mà không cố định.
Polymer có khả năng tái chế cao và có màu sắc đa dạng (Ảnh: Internet)
Các loại Polymer phổ biến
Khi tìm hiểu về polymer là gì sẽ không thể bỏ qua các loại polymer. Sau đây là những loại polymer tiêu biểu trong đời sống:
- Polymethyl Methacrylate (PMMA): Thường được biết đến với tên gọi thương mại là plexiglass hoặc acrylic, PMMA được ứng dụng trong sản xuất vật liệu quảng cáo, sản xuất ống kính và nhiều ứng dụng khác.
- Polyethylene (PE): Đây là một loại polymer phổ biến được sử dụng rộng rãi trong việc đóng gói, túi nilong, ống dẫn nước và nhiều ứng dụng khác.
- Polyvinyl Chloride (PVC): Là loại polymer có đặc tính chống ăn mòn và chịu nhiệt tốt, loại này được sử dụng trong việc sản xuất ống nước, sản phẩm gia dụng và vật liệu xây dựng.
Ứng dụng của Polymer là gì trong công nghiệp?
Polymer có những lợi ích tiêu biểu phải kể đến như:
- Đa dạng vật liệu: Polymer được tạo thành với nhiều tính chất khác nhau để tạo nên một loại vật liệu phục vụ cho nhiều mục đích.
- Nhẹ và linh hoạt: Polymer có độ nhẹ và tính linh hoạt khiến chúng trở thành một loại vật liệu lý tưởng cho nhiều ứng dụng, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô và hàng không.
Những ứng dụng quan trọng của vật liệu polymer trong đời sống sản xuất (Ảnh: Internet)
Nhờ những đặc điểm đặc biệt và lợi ích mà polymer được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sau:
- Trong ngành đóng gói: Các loại polymer như polyethylene chủ yếu được dùng trong việc sản xuất túi nilon và bao bì linh kiện.
- Trong ngành y tế: Các polymer như polyvinyl chloride được dùng trong việc sản xuất ống dẫn máu, ống nội soi và các sản phẩm y tế khác.
- Trong ngành công nghiệp ô tô: Polymer thường được dùng để tạo ra các loại linh kiện nhẹ, có độ bền cao và khả năng chịu mài mòn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nhựa ABS là gì?
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về polymer là gì và những đặc tính đặc biệt của nó. Polymer có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và trong ngành công nghiệp. Nắm được những tính chất và ứng dụng của polymer sẽ giúp tận dụng được tối đa lợi ích mà vật liệu này mang lại trong xã hội hiện đại ngày nay.
Jasmine Wu – Hapoin