EC là một chỉ tiêu quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ kỹ thuật cho đến nông nghiệp. Nó được sử dụng để xác định độ dẫn điện trong nhiều môi trường nước. Để tìm hiểu rõ hơn về EC là gì? Ý nghĩa và những ứng dụng của EC? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
EC là gì?
EC là viết tắt của cụm từ Electrical Conductivity nghĩa là dẫn điện hay độ dẫn điện. EC thường được dùng để đo lường khả năng dẫn điện của dung dịch, diễn tả nồng độ ion hòa tan trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
EC có thể hiểu đơn giản là nồng độ muối có trong dung dịch dinh dưỡng. Nồng độ muối là một dấu hiệu tốt về các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất và nước. Trong nước có nhiều phân tử muối hòa tan tồn tại dưới dạng ion dương và ion âm hay cation và anion. Sự tồn tại của muối trong dung dịch sẽ giúp dung dịch đó có khả năng dẫn điện. Vì thế, nếu dung dịch có chứa nhiều muối thì độ dẫn điện càng cao.
Chỉ số EC trong nước không diễn tả nồng độ của từng chất có trong dung dịch đồng thời cũng không thể hiện được mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong dung dịch.
Độ dẫn điện là gì – EC trong nông nghiệp là gì (Ảnh: Internet)
Đơn vị đo độ dẫn điện trong nước
Độ dẫn điện (EC) có thể được biểu thị bằng một số đơn vị khác nhau, đơn vị chính là siemens trên mét vuông trên mol (S/m²/mol) hoặc millisiemens trên centimet (mS/cm).
Đơn vị mS/cm thường được sử dụng ở châu Âu như một chỉ dẫn về nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước. Ở khu vực Bắc Mỹ, EC được chuyển đổi thành số lượng các ion trong nước bằng cách sử dụng phần triệu, đơn vị là ppm.
Bảng quy đổi giá trị EC thành ppm
Dưới đây là cách quy đổi độ dẫn điện thành đơn vị phần triệu (ppm) với hai hãng sản xuất thiết bị đo độ dẫn điện lớn là Eutech và Hanna.
EC | Hanna (ppm) | Eutech (ppm) |
0,2 | 100 | 128 |
0,4 | 200 | 256 |
0,6 | 300 | 384 |
0,8 | 400 | 512 |
1 | 500 | 640 |
1,2 | 600 | 768 |
1,4 | 700 | 896 |
1,6 | 800 | 1024 |
1,8 | 900 | 1152 |
2,0 | 100 | 1280 |
Giá trị EC có phải chất dinh dưỡng không?
Sau khi tìm hiểu khái niệm EC là gì có thể thấy, khi nước chứa muối khoáng EC thì sự hiện diện của chỉ số EC không nhất thiết chỉ ra rằng trong nước có chứa muối dinh dưỡng giúp ích cho cây trồng. Chẳng hạn như trong nước máy có thể chứa natri và clorua có tồn tại EC nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng cho cây trồng.
Bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào được thêm vào nước sẽ được gọi là EC+. Các muối dinh dưỡng là chất rắn được hình thành từ đất hoặc từ quy trình xử lý công nghiệp. Dù mỗi loại phân bón đều có giá trị phân bón riêng, nhưng có thể nói rằng dung dịch có EC 1,0 ms/cm sẽ chứa tối đa 1,0 gram muối đo được trên 1 lít nước.
EC trong nước là gì – Đơn vị đo độ dẫn điện siemens (mS/cm) (Ảnh: Internet)
Tầm quan trọng của EC là gì trong nước?
Việc đo lường EC trong nước và đất sẽ giúp đem lại kết quả:
- Chất lượng nước: EC của nước liên quan đến hàm lượng muối và khoáng trong nước có ảnh hưởng đến khả năng tưới tiêu và sinh trưởng của cây trồng.
- Chất lượng đất: Việc đo lường EC đất sẽ giúp xác định mức muối trong đất và cung cấp các thông tin quan trọng về khả năng thích ứng của cây trồng.
Chỉ số EC trong nước dù cao hay thấp sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dưới đây là 3 mức độ EC cần phải phân biệt:
- Kết quả đo EC không đổi: Cho thấy cây đang sử dụng chất dinh dưỡng và nước cân bằng. Không nên điều chỉnh đạm hay nước thêm.
- Kết quả đo EC giảm: Cho thấy cây đang sử dụng chất dinh dưỡng nhiều hơn nước. Cần giảm tỷ lệ dinh dưỡng cho cây trồng hoặc pha loãng nguồn nước với tỷ lệ nhất định.
- Kết quả đo EC tăng: Cho thấy cây trồng đang sử dụng nước nhiều hơn chất dinh dưỡng. Khi này sẽ xuất hiện hiện tượng đầu lá bị cháy, chậm phát triển. Đây có thể là dấu hiệu của việc cây trồng thiếu chất dinh dưỡng.
EC cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của trái cây. Khi EC ở vị trí rễ cây cao sẽ dẫn đến kích thước quả nhỏ khiến sản lượng thấp. Điều này do các tế bào trong trái cây hấp thụ nước ít hơn khiến trọng lượng thấp hơn. Tuy nhiên, nếu EC cao hơn sẽ đem lại hương vị trái cây ngon hơn. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh giữa chất lượng, sản lượng trái và sự phát triển sinh sản, sinh dưỡng của cây trồng.
Ý nghĩa của việc đo lường EC trong nước (Ảnh: Internet)
Ứng dụng của EC trong nông nghiệp hiện đại
Chắc hẳn ứng dụng của EC là gì là điều mà nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về EC. Trong nông nghiệp hiện đại, độ dẫn điện của nước có các tác dụng sau:
- Kiểm soát chất lượng nguồn nước tưới tiêu: EC được dùng để đảm bảo nước tưới tiêu đáp ứng được những nhu cầu cụ thể cho cây trồng, tránh tình trạng muối đặc quá mức.
- Quản lý độ ẩm của đất: Việc đo chỉ số EC sẽ giúp theo dõi mức muối có trong đất, từ đó có thể điều chỉnh lượng nước tưới tiêu và lựa chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất.
Bên cạnh đó EC còn được ứng dụng phổ biến trong kỹ thuật. EC được dùng để đo lường khả năng dẫn điện của vật liệu. Điều này rất quan trọng trong việc kiểm tra và đánh giá các vật liệu dẫn điện như các dây dẫn, linh kiện điện tử và các thiết bị điện tử.
Cách đo độ dẫn điện của nước
Việc đo lường EC sẽ giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về điều kiện nước và đất. Từ đó sẽ đưa ra những quyết định chính xác về việc chăm sóc cây trồng. Để đo lường EC, người ta thường sử dụng các thiết bị đo EC như máy đo đa năng hoặc bộ đo điện cực.
Nguyên lý của các biết bị đo EC: Khi hai điện cực với một điện áp xoay chiều được đặt trong dung dịch. Điều này sẽ tạo ra một dòng điện phụ thuộc vào bản chất dẫn điện của dung dịch đó. Thiết bị sẽ tiến hành đọc dòng điện này và hiển thị theo đơn vị EC hoặc ppm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hoạt độ nước là gì?
Kết luận
Thông qua bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chỉ số EC là gì. Có thể thấy, việc đo lường EC của đất và nước là một phần quan trọng trong nông nghiệp hiện đại. EC không chỉ là một khái niệm kỹ thuật mà còn là một công cụ quan trọng đóng góp vào sự phát triển và bền vững của cả lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật. Nắm được độ dẫn điện EC sẽ giúp tối ưu hóa được điều kiện môi trường cho cây trồng, từ đó giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Jasmine Wu – Hapoin