Cuvet là một vật dụng quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực phân tích và hóa học. Nó thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, đặc biệt là trong các máy đo quang phổ. Tuy nhiên, đây vẫn còn là cái tên khá mới với nhiều người. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cuvet là gì? Nó có đặc điểm và chức năng gì trong bài viết dưới đây nhé!
Cuvet là gì?
Cuvet hay cuvette là một vật chứa nhỏ giống như ống có các cạnh thẳng và tiết diện vuông hoặc tròn. Cuvet chứa chất lỏng được thiết kế để đặt trong các thiết bị phân tích quang phổ, máy đo độ hấp thụ hoặc các thiết bị khác liên quan đến việc đo lường ánh sáng trong phổ quang. Cuvet thường được làm bằng chất liệu có độ trong suốt như thủy tinh hoặc nhựa, thạch anh nóng chảy với một đầu được bịt kín và có khả năng truyền ánh sáng tốt.
Tìm hiểu về Cuvette là gì (Ảnh: Internet)
Đặc điểm của Cuvet
Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm của Cuvet là gì để hiểu rõ hơn về loại vật dụng này nhé!
- Cuvet có thể được làm bằng bất kỳ vật liệu nào, chỉ cần vật liệu ấy đảm bảo được độ trong suốt và thuộc phạm vi bước sóng được sử dụng phổ biến trong thí nghiệm.
- Các cuvet nhỏ nhất có thể chứa được 70 microliter, trong khi lớn nhất có thể chứa tối thiểu 2.5ml.
- Nhiều cuvet có đường đi nhẹ 10mm (0.39in) giúp việc tính hệ số hấp thụ trở nên đơn giản hơn.
- Chiều rộng của cuvet xác định chiều dài của đường ánh sáng xuyên qua mẫu, từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán giá trị độ hấp thụ.
- Hầu hết các cuvet sẽ có hai mặt trong suốt đối diện nhau để ánh sáng của máy quang phổ có thể đi qua, mặc dù một số thử nghiệm sử dụng sự phản xạ chỉ cần đến một mặt trong suốt.
- Với phép đo huỳnh quang nên sử dụng cuvet có hai mặt trong suốt.
- Một số cuvet có nắp nhựa hoặc thủy tinh để bảo vệ các mẫu với không khí bên ngoài môi trường.
Cuvet có đặc điểm gì nổi bật (Ảnh: Internet)
Các loại cuvet phổ biến hiện nay
Khi tìm hiểu cuvet là gì không thể không tìm hiểu về các loại cuvet thường được sử dụng. Cuvet có thể được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo khối lượng, vật liệu, loại dải quang phổ và chiều dài quang phổ.
Dựa theo vật liệu
Cuvette làm bằng vật liệu khác nhau có thể phù hợp với các dải quang phổ khác nhau. Cần đảm bảo cuvet được chọn trong suốt đối với các bước sóng cụ thể khi đo mẫu. Cuvet được phân thành các loại sau:
Cuvet thạch anh: Chịu được nhiệt độ cao nhất và có khả năng truyền dẫn, quan trọng nhất là trong suốt ở cả vùng ánh sáng nhìn thấy và tia UV. Đây là sự lựa chọn thích hợp nhất khi đo mẫu trong quang phổ tia UV.
Cuvet nhựa và thủy tinh: Thường trong suốt với ánh sáng nhìn thấy (380 – 700nm) nhưng hấp thụ trong dải bước sóng UV (190 – 340nm). Loại cuvet này rất lý tưởng cho các xét nghiệm so màu protein hoặc đo mật độ vi khuẩn. Nó không được dùng để đo nồng độ và độ tinh khiết của các mẫu trong dải UV. Loại cuvet nhựa được dùng một lần và có giá thành rẻ, nó hoạt động dưới bước sóng 380nm, đa số sẽ không phù hợp với thí nghiệm hấp thụ hoặc huỳnh quang.
Phân loại theo khối lượng
Loại cuvet được dùng rộng rãi nhất là loại vuông có kích thước bên ngoài là 12,5 x 12,5mm, cao 45mm, có kích thước bên trong là 10 x 10mm. Đây là kích thước tiêu chuẩn cho máy đo lưu huỳnh và máy đo quang phổ.
Dưới đây là một vài kích thước cuvet thường được sử dụng:
- Cuvet < 100 microlit hay cuvet siêu nhỏ
- Cuvet nhỏ hơn vài trăm microlit hay cuvet bán vi sinh
- Cuvet thể tích tiêu chuẩn là 3,5ml
Các loại cuvet – Cuvet là gì – Cuvet thạch anh dường được trong trường hợp nào (Ảnh: Internet)
Phân loại theo dải quang phổ
Cuvet được chia thành các loại sau:
Cuvet huỳnh quang: Có 4 vách trong, một số loại cuvet chuyên dụng sẽ có 3 vách trong suốt.
Cuvet hấp thụ: Có hai mặt màu đen không có ánh sáng truyền qua. Điều này rất hữu ích bởi cuvet có chiều dài đường dẫn 10mm có thể được dùng với thể tích nhỏ hơn nhiều và bất kỳ ánh sáng nào không đi qua dung dịch khi tiếp cận với máy dò ánh sáng sẽ bị che khuất.
Cuvet có kích thước không chuẩn: Còn được gọi là cuvet có chiều dài đường đi ngắn. Loại này sẽ có chiều dài đường dẫn và kích thước bên ngoài nhỏ hơn cuvet tiêu chuẩn.
Cuvet theo chiều dài quang phổ: Máy quang phổ sẽ có kích thước buồng tiêu chuẩn, cuvet cho phép một bước sóng ánh sáng cụ thể đi qua dung dịch mẫu. Khoảng cách giữa các cửa sổ quang học song song với cuvet được sản xuất chính xác và biết trước gọi là chiều dài quang phổ cuvet. Cuvet theo chiều dài quang phổ có kích thước 10mm, chiều dài đường dẫn sẽ ngắn hơn cuvet thường, có thể tích nhỏ hơn và chiều dài đường dẫn dài hơn làm thể tích cuvet lớn hơn.
Ứng dụng của cuvet là gì?
- Cuvet thủy tinh quang học được dùng cho chất lỏng mẫu và chất lỏng chuẩn.
- Được sử dụng rộng rãi trong hóa chất, y tế, dược phẩm, thực phẩm, luyện kim, bảo vệ môi trường, dầu khí, nhà máy nước, nhà máy điện và các ngành công nghiệp khác.
- Cuvet được trang bị các dụng cụ phân tích quang phổ, phân tích định lượng và định hình các chất.
- Cuvet nhựa được dùng trong các xét nghiệm đo màu và phạm vi UV để phân tích protein, DNA và RNA.
Cuvet được dùng phổ biến trong phân tích quang phổ (Ảnh: Internet)
Cách sử dụng cuvet
Vậy cách sử dụng cuvet là gì? Sau đây Hapoin sẽ đưa ra những chú ý khi sử dụng cuvet sao cho đúng cách.
- Trong các phòng thí nghiệm, cuvet được dùng để chứa các mẫu chất dùng cho phép đo quang phổ. Một chùm ánh sáng sẽ được truyền qua mẫu bên trong cuvet để đo độ hấp thụ, cường độ huỳnh quang, phân cự huỳnh quang, tuổi thọ huỳnh quang và độ truyền tải của mẫu chất đó.
- Cần có máy quang phổ để thực hiện được phép đo này.
- Máy quang phổ huỳnh quang hoặc máy quang phổ ngoại truyền thống sử dụng mẫu tồn tại ở dạng lỏng.
- Mẫu được đặt trong cuvet và cuvet được đặt trong máy đo quang phổ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Máy ly tâm là gì?
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được Cuvet là gì và cách sử dụng nó. Cuvet có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ chính xác và tin cậy trong các phép đo quang phổ. Hiểu rõ về cách dùng và tầm quan trọng của cuvet sẽ giúp nâng cao chất lượng và độ chính xác trong các ứng dụng phân tích và nghiên cứu.
Jasmine Wu – Hapoin