Vận tốc là một đại lượng vật lý phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Việc đo lường vận tốc là yếu tố quan trọng để hiểu và mô tả chuyển động của các đối tượng trong khoa học và kỹ thuật. Để đo lường vận tốc hiệu quả, ta cần biết về các đơn vị đo tốc độ khác nhau. Bài viết hôm nay, Hapoin sẽ cùng bạn tìm hiểu về đơn vị đo vận tốc là gì và cách nó được sử dụng trong thực tế ra sao nhé!

Vận tốc là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về các đơn vị đo vận tốc, hãy tìm hiểu về vận tốc là gì? Vận tốc là một đại lượng vật lý được dùng để mô tả sự chuyển động của các vật thể trong không gian. Vận tốc được xác định bởi độ lớn và phương hướng của vật.

Vận tốc của vật được hiểu đơn giản là tốc độ mà vật thay đổi vị trí so với hệ quy chiếu. Vận tốc sẽ tương đương với hướng chuyển động và tốc độ của một vật xác định và cũng làm một hàm của thời gian. Trong vật lý, vận tốc được hiểu là vận tốc dài hoặc vận tốc tuyến tính.

Vận tốc không phải là tốc độ mà nó là một vector có hướng xác định. Tốc độ là một đại lượng vô hướng và là biểu trưng độ lớn của vận tốc.

Công thức tính vận tốc: V = S/t

Trong đó:

  • V: Vận tốc
  • S: Quãng đường
  • t: Thời gian đi hết quãng đường S

Vận tốc có tính chất tương đối tùy vào thời điểm quan sát và hệ quy chiếu khác nhau. Khi cùng chuyển động trên một quãng đường với độ dài như nhau, chuyển động nào tốn ít thời gian hơn tức là chuyển động đó nhanh hơn. Khi chuyển động trong cùng một khoảng thời gian, chuyển động nào di chuyển được quãng đường lớn hơn tức là chuyển động đó nhanh hơn.

Vận tốc là gì

Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì – Công thức tính vận tốc là gì (Ảnh: Internet)

Đơn vị đo vận tốc là gì?

Đơn vị đo vận tốc là các biểu diễn và đo lường tốc độ hoặc vận tốc của một vật. Tốc độ đo lường khả năng di chuyển của một vật trong một khoảng thời gian cụ thể và có thể biểu thị bằng nhiều đơn vị khác nhau. Sau đây là một số đơn vị đo vận tốc phổ biến:

  • Mét trên giây (m/s): M/s là đơn vị đo vận tốc quốc tế, nó thể hiện vận tốc của một vật di chuyển một mét trong một giây.
  • Kilomet trên giờ (km/h): Đây là đơn vị đo vận tốc rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, nó biểu thị vận tốc của vật trong một giờ.
  • Dặm trên giờ (mph): Đây là đơn vị đo vận tốc thường được sử dụng ở Hoa Kỳ và ở một số quốc gia khác, nó đo lường vận tốc bằng dặm trên một giờ.
  • Nút (knot): Nút là đơn vị đo vận tốc thường được sử dụng trong hàng không và hàng hải, nó biểu thị một dặm trên giờ.
  • Feet trên giây (ft/s): là khoảng cách di chuyển một feet trong một giây, được sử dụng trong hệ đo lường của Anh.

Đơn vị đo vận tốc là gì

Đơn vị đo vận tốc là gì – 1km/h bằng bao nhiêu m/s (Ảnh: Internet)

Cách quy đổi đơn vị đo vận tốc

Có rất nhiều đơn vị đo vận tốc khác nhau được sử dụng trên khắp thế giới. Vậy chúng được quy đổi với nhau như thế nào? Để thống nhất đơn vị đo, chúng được quy đổi như sau:

  • 1 km/h = 0,278 m/s
  • 1 m/s = 3,6 km/h
  • 1 ft/s = 1,0973 km/h
  • 1 dặm/giờ = 1,609 km/h = 446,94 m/s
  • 1 hải lý/giờ = 1,852 km/h = 514,44 m/s

Bảng đơn vị đo vận tốc sẽ được quy đổi như sau:

Chuyển đổi giữa các đơn vị vận tốc
Nhân với
Fpm 0.0167 = Fps
0.2 In/sec
0.005080 m/s
0.30480 m/min
Fps 60 = Fpm
12 in/sec
0.30480 m/s
18.288 m/min

in/sec
5 = Fpm
0.833 Fps
0.02540 m/s
1.524 m/min
m/s

196.85 = Fpm
3.2808 Fps
39.37 in/sec
60 m/min

m/min

3.2808 = Fpm
0.5468 Fps
0.65617 in/sec
0.0167 m/s

Cách sử dụng các đơn vị đo vận tốc

Khi tìm hiểu đơn vị đo vận tốc là gì có thể thấy được nó được dùng rất rộng rãi trong nhiều ngành và lĩnh vực. Cụ thể đơn vị đo vận tốc có những ứng dụng sau:

Cách sử dụng các đơn vị đo vận tốc

Ứng dụng của đơn vị đo vận tốc được dùng phổ biến trong đo vận tốc của phương tiện giao thông (Ảnh: Internet)

  • Trong giao thông vận tải: Các đơn vị đo vận tốc như km/h, mph được sử dụng để đo lường vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay.
  • Trong thiết kế cơ khí: Khi thiết kế máy móc và các thiết bị cơ khí, vận tốc của các bộ phận cơ học cần được xác định bằng m/s hoặc các đơn vị vận tốc tương tự.
  • Trong công nghiệp hàng hải và hàng không vũ trụ: Đơn vị đo vận tốc được ứng dụng trong ngành này thường được sử dụng để đo lường tốc độ và định vị tàu bay, máy bay, vận tốc của tên lửa, phi thuyền,… Giúp con người có thể nghiên cứu, tiếp cận và tìm hiểu, khám phá về không gian vũ trụ.
  • Trong thể thao: Đơn vị đo vận tốc được các vận động viên và người yêu thể thao sử dụng để theo dõi hiệu suất và đo lường tốc độ trong các môn thể thao khác nhau.
  • Trong khoa học và công nghệ: Đo vận tốc được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ từ vật lý, điện tử, máy móc, cơ học,… để nghiên cứu và thiết kế, chế tạo sản phẩm kỹ thuật.
  • Trong vật lý và hóa học: Đơn vị đo vận tốc giúp tính toán giá trị vận tốc của các chất trong phản ứng hóa học và của các vật trong vật lý.
  • Trong kinh tế: Nó được dùng để đo lường hiệu quả và năng suất của hoạt động kinh tế như sản xuất, vận hành, vận chuyển,… Điều này giúp việc quản lý và đưa ra các quyết định liên quan đến việc tăng cường hiệu quả và lợi nhuận của doanh nghiệp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đơn vị đo áp suất là gì?

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về đơn vị đo vận tốc là gì và tầm quan trọng của nó trong đời sống. Đơn vị đo vận tốc là một phần quan trọng của đo lường và khoa học. Hiểu được đơn vị đo vận tốc và cách sử dụng nó trong thực tế sẽ giúp chúng ta có thể theo dõi và đo lường các đối tượng di chuyển từ phương tiện giao thông đến vận động viên thể thao và trong nhiều ứng dụng khác.

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *