Máy hàn là gì mà trở thành công cụ chuyên dụng không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất và chế tác cơ khí. Máy hàn được sử dụng để gắn kết hai vật liệu với nhau. Trong bài viết hôm nay, Hapoin sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những thông tin về các loại máy hàn để có thể lựa chọn ra loại máy hàn phù hợp nhất nhé!

Máy hàn là gì?

Máy hàn là công cụ được dùng để kết dính hai vật liệu tách biệt với nhau thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố nhiệt và áp lực. Một số máy sẽ sử dụng kết hợp cả hai yếu tố này và có hoặc không sử dụng vật liệu bổ sung.

Máy hàn được phân chia thành hai loại là máy hàn cơ và máy hàn điện tử với những tính năng và giá khác nhau. Về cơ bản sẽ có hai cách hàn là làm nóng chảy ở kim loại cần hàn hoặc vừa hàn nóng chảy vừa bổ sung vật liệu hàn.

Khi hàn nóng chảy kim loại, kim loại sẽ đạt tới trạng thái lỏng ở vị trí mối hàn. Nếu nguồn đốt nóng kim loại đó tắt đi, vết hàn nóng chảy sẽ cô đặc lại và tạo thành mối hàn nguyên khối chắc chắn với cấu trúc liên kết hai chi tiết hàn làm một.

Máy hàn là gì

Tìm hiểu về máy hàn là gì (Ảnh: Internet)

Các loại máy hàn phổ biến hiện nay

Máy hàn cơ

Máy hàn cơ là gì? Máy hàn cơ hay còn được gọi là máy biến thế hàn. Đây là dòng máy hàn truyền thống được cấu tạo gồm 2 cuộn dây nhôm hoặc dây đồng có đường kính lớn quấn riêng biệt quanh một lõi làm bằng các lá thép kỹ thuật. Máy hàn cơ có từ thông tản lớn, có bộ tự cảm riêng và dòng thứ cấp lớn giúp đảm bảo cung cấp đủ nhiệt để làm nóng chảy được kim loại trong quá trình hàn.

Nguyên lý hoạt động của máy biến thế hàn chính là tạo ra sự nóng chảy để kết dính các vật liệu hàn với nhau. Vật liệu hàn thường dùng là inox, sắt,… Loại máy hàn cơ được ứng dụng cao trong các ngành cơ khí, công trình xây dựng, dân dụng, hàn kết cấu thép, chế tạo công nghiệp,…

Máy hàn điện tử

Loại máy hàn tiếp theo khi tìm hiểu máy hàn là gì không thể kể đến loại máy hàn điện tử. Đây là dòng máy hàn thế hệ mới với nhiều công nghệ nổi bật và được trang bị nhiều tính năng cũng như tiện ích cho người dùng, giúp quá trình hàn nhanh chóng và chính xác hơn. Vì thế, loại máy hàn này được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Máy hàn điện tử được chia thành nhiều loại khác nhau:

Máy hàn que

Đây là loại máy hàn hoạt động theo nguyên lý hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn. Que hàn thường sẽ có vỏ bọc và không có khí bảo vệ.

Máy hàn que còn được gọi là máy hàn hồ quang tay bởi quá trình thực hiện thì các thao tác sẽ đều được thợ hàn thực hiện bằng tay. Vật liệu hàn chủ yếu là sắt, thép mỏng, inox và không nên hàn với loại vật liệu kim loại màu.

Các loại máy hàn phổ biến hiện nay

Máy hàn gồm những gì – Máy hàn điện tử (Ảnh: Internet)

Máy hàn TIG

Máy hàn TIG là loại máy hoạt động dựa trên nguyên lý hàn hồ quang trong môi trường bảo vệ là khí trơ bằng điện cực Vonfarm. Mối hàn sẽ được khí trơ hoặc hỗn hợp khí trơ (khí trơ là heli, argon, hỗn hợp heli – argon) bảo vệ khỏi sự xâm nhập của không khí bên ngoài. Nhiệt lượng mà hồ quang tạo ra giữa điện cực và vật hàn sẽ làm kim loại nóng chảy.

Đây là dòng máy được sử dụng ở các trường hợp hàn kim loại và các hợp kim như nhôm, hợp kim nhôm, thép không gỉ, đồng và hợp kim đồng, niken và hợp kim niken, magie và các loại thép carbon thấp với độ dày khác nhau.

Máy hàn MIG

Máy hàn MIG là loại máy áp dụng phương pháp hàn hồ quang kim loại trong môi trường khí bảo vệ (Heli hoặc Argon). Điện cực chính sẽ là dây hàn nóng chảy được cấp vào vật hàn tự động. Đặc biệt, máy còn được bổ sung bộ cấp dây để cùng kim loại nóng chảy đông hoặc kết tinh tạo thành mối hàn.

Loại máy hàn này thường được dùng trong việc hàn các kim loại màu, hợp kim Al, Cu, Ni,… và sử dụng phổ biến trong các ngành sản xuất khung xe, mô tô, hàng cơ khí, sản xuất bàn ghế,…

Máy hàn cắt Plasma

Loại máy hàn này hoạt động trên nguyên lý tận dụng nhiệt độ cao và tốc độ chuyển động của dòng khí phun từ miệng đầu cắt plasma để cắt đứt vật liệu kim loại.

Dòng khí tạo ra từ đầu cắt Plasma gồm có O2, H2, Nitơ, Argon,…Khi nhận năng lượng từ nguồn cung cấp điện từ bên ngoài, hồ quang điện sẽ được tạo ra, ngay sau đó luồng khí gas sẽ được đưa vào với áp lực lớn. Lúc này, luồng khí bị ion hóa làm mức nhiệt tăng lên đến 40,000 độ F đi qua vòi phun làm nóng chảy vật liệu tại điểm cắt. Đầu cắt lúc này bắt đầu di chuyển, quy trình cắt diễn ra rất nhanh.

Máy cắt Plasma được chia thành 2 loại: Máy cắt bằng tay và máy cắt tự động. Tuy nhiên, cũng có loại máy cắt plasma tích hợp cả hai phương pháp này.

  • Máy cắt plasma bằng tay: Điều khiển cắt thủ công bằng tay.
  • Máy cắt plasma CNC tự động: Điều khiển bằng công nghệ cao. Hệ thống điều khiển tự động di chuyển mỏ cắt theo bản vẽ mẫu đã cài đặt trên máy tính. Loại máy cắt này được sử dụng trong quá trình cắt khắc kim loại nhanh chóng và đảm bảo chính xác.

Máy cắt plasma được dùng để cắt các tấm vật liệu kim loại như inox, nhôm, đồng, thép đen,… Với dòng máy cắt có công suất lớn còn có thể gia công kim loại có độ dày hơn 10mm mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao.

Các loại máy hàn phổ biến hiện nay 2

Các loại máy hàn phổ biến – Máy hàn cắt plasma (Ảnh: Internet)

Nên mua máy hàn cơ hay máy hàn điện tử?

Sau khi tìm hiểu máy hàn là gì có thể thấy máy hàn điện tử đang dần thay thế cho loại máy hàn cơ bởi sự cải tiến hơn về tính năng, kiểu dáng nhỏ gọn. Ngoài ra, máy hàn điện tử còn được trang bị nhiều công nghệ nổi bật mà loại máy hàn cơ không có phải kể đến như:

Máy hàn inverter tiết kiệm điện

Các loại máy hàn điện tử chính hãng hiện nay đều ứng dụng công nghệ giúp tiết kiệm điện đến 50% so với những loại máy đời cũ.

Có chức năng kiểm soát được công suất của thiết bị, giúp tránh hao phí năng lượng không đáng có trong quá trình hàn mà vẫn đảm bảo khả năng hoạt động ổn định.

Cho ra chất lượng mối hàn cao, có thể ứng dụng hàn trong nhiều quy trình khác nhau.

Tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng lâu dài và lượng điện năng tiêu thụ.

Máy hàn công nghệ IGBT

Công nghệ này sử dụng mạch điện có cấu tạo gồm các transistor. Transistor này sẽ có cực điều khiển cách ly là một linh kiện bán dẫn công suất 3 cực. Loại máy hàn này có đặc điểm nổi bật là khả năng đóng cắt nhanh, khả năng chịu tải lớn hơn rất nhiều so với transistor thông thường.

Công nghệ IGBT được điều khiển chỉ bằng điện áp công suất rất nhỏ giúp tiết kiệm điện mà vẫn đảm bảo quá trình hàn luôn ổn định. Điều này khiến máy hàn IGBT đang trở nên được ưa chuộng.

Hầu hết các loại máy hàn điện tử chính hãng công suất vừa và nhỏ hiện nay đều có tính năng này.

Nên mua máy hàn cơ hay máy hàn điện tử

Máy hàn IGBT đang dần trở thành loại máy được nhiều người ưa chuộng (Ảnh: Internet)

Máy hàn có chức năng bảo vệ quá tải

Nguồn điện là một yếu tố cần được chú ý khi hàn. Bởi nếu nguồn điện không ổn định như yếu hoặc quá tải thì máy sẽ tự động tắt để đảm bảo an toàn, giúp máy được bền hơn.

Máy hàn chống giật

Chống giật là tính năng đặc biệt có ở một số mã máy hàn điện tử. Loại máy sở hữu tính năng này sẽ đảm bảo an toàn tốt nhất cho người sử dụng, đặc biệt là những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ẩm ướt.

>>> Có thể bạn quan tâm: Máy hàn điện tử là gì?

Kết luận

Trên đây, Hapoin đã cùng bạn đi tìm hiểu máy hàn là gì và các loại máy hàn phổ biến hiện nay. Hy vọng những kiến thức đó sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được sản phẩm đúng với nhu cầu của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại thông tin để nhận được tư vấn nhanh nhất từ chúng tôi nhé!

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *