Mạch điện tử là thiết bị quan trọng và phổ biến trong đời sống hiện nay bởi hầu hết có trong các thiết bị điện tử mà chúng ta thường xuyên sử dụng. Mỗi một loại thiết bị sẽ có những công dụng và chức năng riêng. Vậy mạch điện tử là gì? Nó có cấu tạo và vai trò gì? Cùng giải đáp tất cả những thắc mắc xoay quanh mạch điện tử trong bài viết dưới đây!
Mạch điện tử là gì?
Mạch điện tử là mạch điện gồm có các linh kiện điện tử riêng lẻ như điện trở, tụ điện, cuộn cảm, bóng bán dẫn, vi mạch, đi ốt,… được nối với nhau bằng các vật dẫn hoặc dây dẫn để dẫn dòng điện. Có thể hiểu đơn giản hơn, mạch điện tử là mạch mắc bộ phận nguồn với các linh kiện điện tử và dây dẫn để đảm nhận một chức năng nào đó.
Khi tiến hành sửa chữa máy tính, ti vi hay bất kỳ thiết bị điện tử nào khác, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các bảng mạch điện tử được kết nối tỉ mỉ bởi rất nhiều linh phụ kiện khác nhau.
Bo mạch điện tử tiếng Anh là gì (Ảnh: Internet)
Phân loại mạch điện tử
Dựa theo chức năng, nhiệm vụ mà có thể phân loại các loại mạch điện tử ra như sau:
Mạch khuếch đại
Loại mạch đầu tiên khi tìm hiểu về mạch điện tử là gì chính là mạch khuếch đại hay còn gọi là bộ khuếch đại hoặc khuếch đại. Đây là một linh kiện hay thiết bị bất kỳ sử dụng công suất nhỏ ở đầu vào để điều khiển luồng công suất lớn ở đầu ra.
Mạch khuếch đại còn có thể chia thành 3 loại khác nhau:
- Mạch khuếch đại về dòng điện: Đây là mạch mà giúp tín hiệu thu được có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu được đưa vào ban đầu có cường độ yếu.
- Khuếch đại về điện áp: Là loại mạch khi đưa vào tín hiệu có biên độ nhỏ, kết quả của tín hiệu đầu ra sẽ có biên độ lớn hơn nhiều lần.
- Mạch điện tử khuếch đại công suất: Đây là loại mạch có đặc điểm khi đưa một tín hiệu có công suất yếu vào, tín hiệu đầu ra sẽ có công suất mạnh hơn nhiều lần. Đây là sự kết hợp của cả hai loại mạch trên.
Cách mạch điện tử cơ bản – Bo mạch điện tử là gì (Ảnh: Internet)
Mạch nguồn
Mạch nguồn hay còn được gọi là mạch chỉnh lưu, lọc hoặc ổn áp. Đây là loại mạch dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Mạch chỉnh lưu sẽ bao gồm hai loại: Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ và mạch chỉnh lưu toàn chu kỳ.
Mạch tạo xung
Đây là loại broad mạch dùng để mắc phối hợp với các linh kiện điện tử nhằm biến đổi năng lượng dòng điện một chiều thành năng lượng điện có tần số và xung theo yêu cầu.
Mạch tạo sóng hình sin
Đây là loại mạch điện tử tạo ra tín hiệu sin chuẩn về tần số và biên độ. Nó thường được sử dụng làm nguồn tín hiệu để kiểm tra đặc tính của mạch khuếch đại, các linh kiện và các thiết bị điện tử khác.
Có thể phân loại các dạng tạo sóng hình sin dựa theo tần số dao động, đặc tuyến về linh kiện và ứng dụng dùng làm sóng điều chế và sóng mang trong kỹ thuật thu phát vô tuyến điện.
Mạch điện tử tạo ra tín hiệu sin được dùng trong thu phát vô tuyến điện (Ảnh: Internet)
Cấu tạo của mạch điện tử
Vậy một bo mạch sẽ có cấu tạo gồm những gì? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bo mạch với đặc điểm cấu tạo và ứng dụng công nghệ khác nhau. Về cơ bản, bảng mạch điện tử sẽ gồm những thành phần chính sau đây:
- Tấm nền: Nơi gắn các linh kiện và đi dây liên hết các linh kiện với nhau.
- Linh kiện điện tử: Diot, cuộn cảm, tụ điện, điện trở, vi mạch,…
- Dây dẫn hoặc vết dẫn giúp tín hiệu truyền giữa các linh kiện với nhau.
- Nguồn cấp điện cho bo mạch để các linh kiện hoạt động hiệu quả.
Công dụng của mạch điện tử là gì?
Mạch điện tử là phần quan trọng trong cấu trúc cơ bản của một thiết bị điện tử. Trong đó, sẽ gồm có các linh kiện điện tử riêng lẻ như vi mạch, điện trở, bóng bán dẫn, tụ điện,… Các linh kiện này sẽ được nối với nhau bằng dây dẫn hoặc vệt dẫn để dẫn dòng điện. Đây chính là phần linh kiện có diện tích bề mặt lớn nhất trong các thiết bị điện tử.
Nhờ sự kết hợp của các thành phần này, giúp bo mạch điện tử có thể thực hiện các thao tác như truyền tải dữ liệu từ nơi này đến nơi khác, khuếch đại tín hiệu hay thực hiên tính toán. Điều này dẫn đến việc nếu một thông tin dẫn truyền tín hiệu điện trên mạch điện tử kém đi sẽ gây ảnh hưởng đến cả một hệ thống và làm nó suy giảm một cách đáng kể.
Công dụng truyền tín hiệu của các mạch điện tử (Ảnh: Internet)
Vì sao cần làm sạch mạch điện tử?
Chắc hẳn công dụng của mạch điện tử là gì các bạn đã nắm rõ, vậy tại sao cần phải làm sạch chúng? Trên bo mạch điện tử, mạch điện và các cổng giao tiếp đều tiếp xúc nhiều với không khí nên sẽ có nhiều bụi bẩn. Khi bụi bẩn bám vào bo mạch điện tử lâu dần sẽ làm bo mạch bị ẩm. Điều này sẽ dẫn đến sự cố chập mạch, làm giảm khả năng tản nhiệt của thiết bị và hệ thống sẽ bị giảm năng suất hoạt động. Hậu quả nặng hơn đó là một số chất bẩn còn làm ăn mòn các bo mạch.
Việc vệ sinh bo mạch vì thế là vô cùng quan trọng và cần làm thường xuyên. Việc làm sạch bo mạch điện tử đúng kỹ thuật sẽ làm cho khả năng truyền tín hiệu và hiệu suất hoạt động của thiết bị được đảm bảo.
Có rất nhiều phương pháp làm sạch bo mạch điện tử, tuy nhiên nên sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng để đảm bảo sự an toàn cho bo mạch.
>>> Có thể bạn quan tâm: SMT là gì?
Kết luận
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi mạch điện tử là gì và những điều xung quanh nó. Mạch điện tử đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người, đặc biệt là ngành công nghiệp. Có rất nhiều loại bo mạch khác nhau để phù hợp với từng thiết bị và công dụng riêng. Vì thế mà cần phân loại và lựa chọn loại bo mạch phù hợp nhất để máy móc, thiết bị phát huy được chức năng của mình.
Jasmine Wu – Hapoin