Chắc hẳn kính hiển vi không phải là thuật ngữ quá xa lạ với chúng ta bởi nó xuất hiện từ trường học, phòng thí nghiệm hay ngay trên những chương trình khoa học trên tivi. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về loại thiết bị này. Vì vậy, bài viết hôm nay Hapoin sẽ đem đến những thông tin cụ thể và hữu ích về kính hiển vi là gì và những điều thú vị xoay quanh nó trong bài viết sau đây!

Kính hiển vi là gì?

Kính hiển vi là thiết bị dùng để quan sát những vật thể có kích thước cực kỳ nhỏ trong không gian mà mắt thường không thể quan sát được. Thiết bị này có thể phóng đại kích thước của những vật nhỏ trở nên chi tiết, rõ ràng với độ phóng đại có thể lên đến 40 – 3000 lần.

Hình ảnh hiển vi của vật thể được phóng đại thông qua rất nhiều thấu kính, hình ảnh sẽ được hiển thị trong mặt phẳng vuông góc với trục của thấu kính. Kỹ thuật quan sát của kinh hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi và có tên tiếng Anh là microscopy. Với kính hiển vi, khả năng quan sát của kính sẽ được quyết định bởi độ phân giải.

Kính hiển vi là gì

Kính hiển vi tiếng Anh là gì – Tìm hiểu đặc điểm của kính hiển vi (Ảnh: Internet)

Cấu tạo của kính hiển vi

Có rất nhiều loại kính hiển vi nên sẽ có cấu tạo khác nhau sao cho phù hợp với chức năng. Tuy nhiên, hầu hết chúng sẽ có cấu tạo chung như sau:

Hệ giá đỡ:

  • Bệ máy
  • Thân máy
  • Bàn để tiêu bản
  • Revonve mang vật kính
  • Kẹp tiêu bản

Hệ phóng đại:

  • Thị kính: Là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn được dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát. Người quan sát sẽ đặt mắt vào và tiến hành soi kính. Thị kính bao gồm 2 loại là ống đơn và ống đôi.
  • Vật kính: Đây được xem là bộ phận không thể thiếu của kính hiển vi. Vật kính sẽ có độ phóng đại là x10, x40 và x100.

Hệ thống chiếu sáng:

  • Nguồn sáng
  • Màn chắn trong quang tụ có chức năng điều chỉnh lượng sáng đi qua tụ quang.
  • Tụ quang dùng để tập trung tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát.

Hệ thống điều chỉnh:

  • Ốc vi cấp
  • Ốc vĩ cấp
  • Ốc điều chỉnh độ tập trung sáng
  • Ốc điều chỉnh lên xuống
  • Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản
  • Núm điều chỉnh màn chắn

Cấu tạo của kính hiển vi

Cấu tạo và chức năng các bộ phận của kính hiển vi (Ảnh: Internet)

Các loại kính hiển vi

Trên thị trường hiện nay có các loại kính hiển vi phải kể đến:

  • Kính hiển vi điện tử
  • Kính hiển vi quang học
  • Kính hiển vi sinh học
  • Kính hiển vi soi nổi
  • Kính hiển vi có gắn camera
  • Kính hiển vi soi ngược
  • Kính hiển vi cầm tay mini
  • Kính hiển vi phản pha

Công dụng của kính hiển vi là gì?

Kính hiển vi được sử dụng trong phòng thí nghiệm khi nghiên cứu vi điện tử, vi sinh, công nghệ sinh học, nanophysics, nghiên cứu dược phẩm,…

Trong sinh học, kính hiển vi là thiết bị được dùng để phóng đại các mẫu sinh học mà mắt thường của con người không thể nhìn thấy như vi khuẩn, tê bào thực vật, động vật có kích thước cực kỳ nhỏ. Hình ảnh soi được sẽ phục vu cho công việc nghiên cứu, học tập của học sinh và sinh viên.

Kính hiển vi soi nổi được sử dụng trong phóng đại các linh kiện, bo mạch điện tử giúp thợ sửa chữa có thể nhìn thấy được những chi tiết nhỏ mà mắt thường khó nhìn thấy được. Loại thiết bị này ứng dụng nhiều trong việc sửa chữa điện thoại, điện tử,…

Trong y học, kính hiển vi được dùng để quan sát và tìm các tế bào trong cơ thể, đồng thời để quan sát các chất xúc tác với nhau.

Trong khảo cổ, kính hiển vi được dùng để quan sát các loại đồ cổ để xác định thật giả.

Công dụng của kính hiển vi là gì

Kính hiển vi dùng để làm gì – Công dụng của kính hiển vi trong việc phóng đại các mẫu sinh học (Ảnh: Internet)

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và kính hiển vi là gì, vậy kính hiển vi có cách sử dụng ra sao? Mỗi thiết kế kính hiển vi khác nhau sẽ có cách sử dụng khác nhau. Về cơ bản, kính hiển vi sẽ có các thao tác như sau:

  • Bước 1: Đặt tiêu bản lên bàn, dùng kẹp giữ tiêu bản
  • Bước 2: Nhỏ một giọt dầu soi lên để soi chìm trên kính hiển vi soi vật kính x100
  • Bước 3: Lựa chọn vật kính cho phù hợp với mẫu tiêu bản
  • Bước 4: Điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp cho việc quan sát
  • Bước 5: Điều chỉnh tụ quang: Với vật kính x10 thì hạ xuống tận cùng, với vật kính x40 thì để ở giữa và vật kính x100 sẽ để ở đoạn đầu
  • Bước 6: Điều chỉnh cỡ màn chắn để tương ứng với vật kính
  • Bước 7: Hạ vật kính vào sát tiêu bản
  • Bước 8: Đặt mắt nhìn thị kính để tiến hành quan sát, đồng thời vặn ốc vi cấp đưa vật kính lên cho đến khi thấy được hình ảnh mờ mờ của trường rồi tiến hành điều chỉnh tiếp ốc vi cấp để nhìn hình ảnh cho rõ nét

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi

Các thao tác sử dụng kính hiển vi đúng cách (Ảnh: Internet)

Những lưu ý về bảo quản và sử dụng kính hiển vi

Để sử dụng kính hiển vi hiệu quả và sử dụng được lâu dài, cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Bảo quản thiết bị ở nơi khô thoáng, khi không sử dụng trong thời gian dài cần đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để máy không bị ẩm mốc.
  • Lau giá đỡ hàng ngày bằng khăn sạch, dùng giấy mềm chuyên dụng có tẩm cồn haowjc xylen để lau vật kính dầu.
  • Định kỳ lau chùi hệ thống chiếu sáng để ánh sáng được chuẩn nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kính hiển vi điện tử là gì?

Kết luận

Có thể thấy, kính hiển vi đem đến những công dụng mà không thiết bị khác có thể thay thế được. Đặc biệt là trong thời điểm khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì nhu cầu sử dụng kính hiển vi ngày càng tăng. Hy vọng những thông tin về kính hiển vi là gì mà Hapoin đưa ra trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách sử dụng thiết bị này.

Jasmine Wu – Hapoin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *